SHARE

Chương trình kỹ năng đặc định Nhật Bản yêu cầu ứng viên có cả tiếng Nhật và kinh nghiệm cụ thể. Liệu có thể đăng ký mà không có chứng chỉ tiếng Nhật? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.

Có được tham gia đơn hàng Kỹ năng đặc định khi không có chứng chỉ tiếng Nhật hay không?

Khác với chương trình Thực Tập Sinh, việc tham gia chương trình kỹ năng đặc định đòi hỏi ứng viên không chỉ có kỹ năng tiếng Nhật mà còn cần có trình độ kinh nghiệm nhất định. Liệu có thể đăng ký tham gia chương trình này mà không cần chứng chỉ tiếng Nhật? Hãy cùng tìm hiểu thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!

Điều kiện cần đáp ứng để tham gia visa kỹ năng đặc định Nhật Bản

Đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng về lao động, chính phủ Nhật Bản đã triển khai chương trình chấp nhận lao động nước ngoài mang tên “Kỹ năng đặc định” – Tokutei ginou (特定技能). So với visa TTS, chương trình mới này mang đến nhiều ưu đãi đặc biệt cho người lao động quốc tế.

  • Visa Tokutei Gino 1: Được cấp cho những lao động có trình độ tiếng Nhật và kỹ năng làm việc, kéo dài 5 năm.
  • Visa Tokutei Gino 2: Yêu cầu lao động tham gia kỳ thi năng lực, sống lâu dài tại Nhật và có người thân bảo lãnh.

Để tham gia các đơn hàng thuộc visa đặc định Nhật Bản, người lao động cần đáp ứng những điều kiện sau:

  • Giới tính: Nam, Nữ
  • Độ tuổi: Trên 18 tuổi
  • Tốt nghiệp: Không yêu cầu bằng cấp hoặc trình độ chuyên môn.
  • Đã vượt qua và có chứng chỉ kỳ thi kiểm tra kỹ năng đặc định và tiếng Nhật hoặc hoàn thành chương trình TTS Nhật Bản.

Không chấp nhận những trường hợp sau:

  • Du học sinh bị đuổi học do hạnh kiểm không tốt, nghỉ học không đủ buổi, …
  • Tu nghiệp sinh đã bỏ trốn.
  • Những người đang ở Nhật với tư cách lưu trú tị nạn.
  • Tu nghiệp sinh chưa hoàn tất chương trình tu nghiệp.
  • Người sử dụng TTS, DHS có nợ cước điện thoại, nhà ở,… tại Nhật.

Điều kiện để xin Visa kỹ năng đặc định Nhật Bản?

GV Cao đẳng Y Dược TPHCM chia sẻ: Visa kỹ năng đặc định số 1 được cấp cho những lao động có trình độ tiếng Nhật và có kinh nghiệm cụ thể. Tiêu chuẩn đánh giá dựa vào 2 kì thi tiếng Nhật:

  • Kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT: Đã đạt cấp độ N4. Đối với ngành hộ lý và điều dưỡng, ngoài việc vượt qua kì thi năng lực tiếng Nhật JLPT (trình độ N4 trở lên), bạn cần vượt qua bài kiểm tra đánh giá tiếng Nhật trong lĩnh vực điều dưỡng.
  • Kỳ thi tiếng Nhật Foundation: Đã đạt trình độ A2.

Chứng chỉ tiếng Nhật là một trong những tài liệu quan trọng trong hồ sơ kỹ năng đặc định Nhật Bản

Có được tham gia đơn hàng Kỹ năng đặc định khi không có chứng chỉ tiếng Nhật hay không?

Thực tế, có nhiều lao động đã sở hữu tiếng Nhật, tuy nhiên, do một số lý do, họ không tham gia thi cấp chứng chỉ hoặc có trường hợp sở hữu chứng chỉ nhưng mất mát. Chứng chỉ tiếng Nhật là một trong những tài liệu quan trọng trong hồ sơ kỹ năng đặc định Nhật Bản. Do đó, những người không có chứng chỉ sẽ không thể tham gia do thiếu căn cứ xác thực chứng minh trình độ tiếng Nhật của họ đáp ứng yêu cầu.

Theo thông tin Phòng truyền thông Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội cập nhật: Hiện nay, bên cạnh việc cần có chứng chỉ N4, bạn cũng phải tham gia kỳ thi tiếng Nhật JLPT, có hai đợt thi mỗi năm vào chủ nhật đầu tiên của tháng 7 và tháng 12. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia kỳ thi tiếng Nhật Foundation do Japan Foundation (国際交流基金) tổ chức, thi trực tuyến và dự kiến tổ chức 6 lần mỗi năm.

Hiện tại, visa này mới chỉ mới được triển khai, và trong giai đoạn ban đầu, có thể có nhiều thay đổi và điều chỉnh từ cả phía Nhật Bản và các quốc gia liên quan. Tính đến thời điểm hiện tại, phía Việt Nam chưa có công văn chính thức hướng dẫn từ các cơ quan chức năng.

Visa kỹ năng đặc định Nhật Bản đang là một cơ hội hấp dẫn cho lao động nước ngoài với trình độ tiếng Nhật và kỹ năng chuyên môn nhất định. Qua đó, người lao động có thể tham gia các đơn hàng lao động tại Nhật Bản. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu, việc đạt chứng chỉ tiếng Nhật và tham gia kỳ thi năng lực là cần thiết. Cần theo dõi thông tin cập nhật và hướng dẫn chính thức từ các cơ quan chức năng để nắm bắt đầy đủ thông tin và tiến triển theo hướng đúng đắn.

 Nguồn: duhocdieuduongnhatban.net tổng hợp

Facebook Comments Box