Khám sức khỏe chính là bước yêu cầu bắt buộc khi người lao động đăng kí tham gia XKLĐ Nhật Bản. Sau đây là các lưu ý đặc biệt dành cho người lao động trước và sau khi tham gia khám sức khoẻ cần phải lưu ý.
- 5 loại Visa Nhật Bản người lao động nên biết
- Tìm hiểu về quy định dịch thuật giấy tờ, hồ sơ xin Visa Nhật Bản
- Học tốt tiếng Nhật N2 để xuất khẩu lao động: Bí quyết để thành công
Các lưu ý đặc biệt khi đi khám sức khỏe đi Nhật 2023
Theo thông tư liên tịch 10/2004/TT-BYT-BLĐTBXH-BTC của Bộ LĐTB&XH, Bộ Y tế, Bộ Tài chính đã nêu rõ việc hướng dẫn triển khai khám và chứng nhận sức khỏe cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Mỗi thị trường lao động, yêu cầu danh mục khác và xét nghiệm sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau, do đặc thù môi trường sống và cách sinh hoạt của mỗi người ít nhiều cũng sẽ có bệnh này hoặc bệnh kia.
Sức khỏe luôn là yếu tố quan trọng nhất khi tham gia Xuất khẩu lao động tại nước ngoài đặc biệt là quốc gia có yêu cầu cao và khắt khe như Nhật Bản. Do đó để đảm bảo người lao động có được kết quả tốt nhất, bài viết sau đây sẽ gửi đến các bạn các lưu ý đặc biệt dành cho người lao động trước và sau khi tham gia khám sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Trước khi đi khám sức khoẻ cần chuẩn bị những gì?
Người lao động cần mang theo ảnh 4×6 (04 tấm). Đồng thời, người lao động cần chú ý chuẩn bị kỹ lưỡng các vấn đề sau để có kết quả khám sức khỏe tốt nhất:
- Không nên ăn sáng, uống sữa, các loại nước ngọt và nước tăng lực nếu khám sức khoẻ vào buổi sáng.
- Nên uống nhiều nước, hoặc có thể ăn nhẹ vào buổi sáng và trưa nếu khám sức khoẻ vào buổi chiều. Đối với phụ nữ, không nên ăn trứng khi đi khám sức khoẻ.
- Cố gắng không nên uống thuốc say xe nếu phải di chuyển bằng xe khách đến nơi khám sức khoẻ.
- Không uống rượu bia, thuốc lá, thức đêm, … trước ngày đi khám sức khoẻ.
- Nếu có thể đang bị suy nhược, sức khoẻ không được tốt như bình thường thì không nên đi khám sức khoẻ.
Khám sức khoẻ thời điểm nào là tốt nhất?
Thời điểm nên đi khám sức khoẻ là vào buổi sáng bởi đây là khoảng thời gian có số lượng người đi khám ít hơn so với các thời điểm còn lại, bạn sẽ không cần phải xô đẩy, chen lấn và các thủ tục sẽ được tiến hành nhanh hơn.
Thông thường chỉ mất khoảng 2 – 3 tiếng để khám toàn bộ sức khoẻ yêu cầu. Do đó, khi khám vào buổi sáng, những bạn ở xa có thể di chuyển về trong ngày, giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
Đi Xuất khẩu lao động Nhật Bản cần phải khám những gì?
Khi tham gia đăng ký Xuất khẩu lao động Nhật Bản, người lao động cần phải đi khám sức khoẻ tổng thể toàn bộ sức khoẻ của mình, bao gồm:
- Đo thị lực, thính lực.
- Khám nội, khám ngoại.
- Xét nghiệm máu: kiểm tra nhóm máu, viêm gan A, viêm gan B, viêm gan C, công thức máu, các bệnh truyền nhễm HIV, giang mai.
- Xét nghiệm nước tiểu: chuẩn đoán thai sớm, morphin, tiểu đường.
- Điện tâm đồ
- Chụp X-quang phổi.
- ….
Một số vấn đề phát sinh và hướng giải quyết
Một số vấn đề phát sinh và hướng giải quyết
Có rất nhiều vấn đề có thể phát sinh trong quá trình người lao động tham gia khám sức khoẻ tổng quát, do đó để giải quyết các vấn đề này người lao động cần phải nắm rõ các vấn đề sau:
Chiều cao, cân nặng
Theo Phòng truyền thông Cao đẳng Y Dược TPHCM được biết: Hầu hết các đơn hàng XKLĐ Nhật Bản thường có đòi hỏi về chiều cao của người lao động (Nam: Cao >1m60, Nữ cao >1m50) và thường không yêu cầu cụ thể về cân nặng. Nhưng phải đảm bảo khoẻ mạnh, không quá gầy cũng không quá béo. Các bạn nên tự kiểm tra lại chiều cao của mình trước khi khám sức khoẻ vì thông thường kết quả đo có thể sẽ bị thấp đi khoảng 1 – 2cm. Do đó nếu thấy kết quả không đúng, có thể yêu cầu khám lại để đạt được kết quả chính xác nhất.
Các vấn đề liên quan đến mắt
Thị lực (thang đo thị lực theo thang 10 điểm): Thị lực được coi là tốt khi đạt từ 8/10 trở lên. Một số trường hợp bị kết luận mắt kém mặc dù bạn không có vấn đề gì về mắt thì cần phải bình tĩnh khi khám và có thể đề nghị khám lại để có kết quả chính xác nhất.
Mù màu: Đây là bệnh lý liên quan tới khả năng phân biệt màu sắc của mắt, bệnh này thường là không chữa được và thông thường vẫn được kết luận là đủ sức khỏe đi XKLĐ Nhật Bản, và ghi chú là bạn bị rối loạn sắc giác.
Loạn thị: Loạn thị làm mờ tầm nhìn ở mọi khoảng cách, thường xuất hiện lúc mới sinh và có thể xảy ra kết hợp với cận thị hoặc viễn thị. Các bạn sẽ điều trị tùy theo kết luận của bác sĩ chuyên môn.
Các vấn đề liên quan đến bệnh mãn tính hoặc truyền nhiễm
– HIV và viêm gan B: Sẽ không được chấp nhận khi tuyển dụng lao động đi XKLĐ Nhật Bản. Do đó, người lao động thông thường sẽ được khám tại bệnh viện chuyên khoa XKLĐ theo chỉ định phải bởi nếu xét nghiệm không cẩn thận sẽ không phát hiện ra bệnh.
– Các bệnh xã hội, bệnh ngoài da, … nói chung đều có thể chữa được khi đi khám XKLĐ phát hiện ra.
– Các bệnh mãn tính và liên quan tới nội tiết (tiểu đường, viêm phổi, men gan cao, …) có thể điều trị và sẽ được chấp nhận kết quả khám sức khỏe nếu các chỉ số trong giới hạn cho phép hoặc hết bệnh. Lưu ý, người đã có tiền sử lao phổi sẽ không được tham gia XKLĐ.
– Các bạn lao động có bệnh mãn tính về tim, hệ tuần hoàn, bạn sẽ được hay không được cấp chứng nhận đủ sức khỏe thì tùy theo kết luận của bác sĩ chuyên môn theo mức độ nặng nhẹ.
– Sẽ không cấp chứng nhận sức khỏe cho lao động nữ có thai, nếu kết quả sai lệch do liên quan đến sinh lý nữ có thể được yêu cầu khám lại.
Những trường hợp sức khỏe không được đối tác Nhật Bản chấp nhận
Nếu trên cơ thể bạn có hình xăm. Để được tham gia, bạn cần phải bắt buộc phải ký cam kết sẽ xóa hình xăm sau khi thi đỗ đơn hàng, nếu không bạn sẽ không được tham gia XKLĐ Nhật Bản tại công ty.
Thực tập sinh bị dị hình, dị tật, cụt 1 trong 10 ngón tay, bị chàm (đỏ, đen) trên khuôn mặt … hoặc có khuyết tật về chân tay (hình thành sau khi bị gãy xương), đã từng phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cũng không thể tham gia chương trình XKLĐ.
Tất cả các trường hợp không cho ra kết quả sức khỏe đều không thể tham gia chương trình tuyển thực tập sinh Nhật Bản (kể cả khi dấu bệnh viện “đủ điều kiện sức khỏe”).
Nguồn: duhocdieuduongnhatban.net tổng hợp