SHARE

Các công nhân tại Nhật Bản, sau khi tham gia đóng bảo hiểm lao động đầy đủ, đều có quyền được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Những thực tập sinh bị mất việc hoặc bị đình chỉ công việc cũng đều được phép đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp.

Công dân tham gia đóng bảo hiểm lao động đầy đủ, đều có quyền được hưởng trợ cấp thất nghiệp

Theo thông tin Phòng truyền thông Trường Cao đẳng Dược Hà Nội được biết: Hiện nay đối với cộng đồng người Việt tại Nhật, đặc biệt là đối với các thực tập sinh kỹ năng, họ đã phải đối mặt với việc mất việc, sa thải, thiếu lương, thậm chí không có nơi ở, trong khi không thể trở về quê hương.

Ngoài những biện pháp như Gói vay không lãi suất và hỗ trợ thay đổi tư cách lưu trú sang “Hoạt động đặc định” để tìm kiếm cơ hội mới, chính phủ Nhật Bản cũng đã cung cấp trợ cấp thất nghiệp cho chúng ta.

Đối tượng được áp dụng

Những thực tập sinh bị sa thải và cần phải tìm kiếm công việc mới qua nghiệp đoàn.

Những thực tập sinh đã kết thúc hợp đồng thực tập nhưng không thể trở về quê hương, gặp khó khăn buộc phải tìm nơi làm việc.

Điều kiện để được áp dụng là đối tượng phải có tư cách cư trú dưới các hình thức:

  • Thực tập kỹ năng.
  • Hoạt động đặc định (không được phép làm việc).
  • Cư trú ngắn hạn (chỉ áp dụng cho những người đã được phép thay đổi Visa từ “Thực tập kỹ năng” sang “Hoạt động đặc định” trước ngày 20 tháng 5).

Điều kiện để đủ điều kiện nhận trợ cấp

Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp trong suốt ít nhất 12 tháng:

Trong trường hợp đã nghỉ việc, bạn cần phải đã đóng tiền bảo hiểm thất nghiệp trong suốt ít nhất 12 tháng trong khoảng thời gian 2 năm trước ngày nghỉ việc. Tuy nhiên, trong những tình huống mà việc nghỉ việc xảy ra do doanh nghiệp giữ thực tập sinh phải phá sản hoặc giảm biên chế, bạn chỉ cần đã đóng bảo hiểm thất nghiệp tổng cộng ít nhất 6 tháng trong khoảng thời gian 1 năm trước ngày nghỉ việc.

Thực hiện đăng ký tìm kiếm việc làm mới tại cơ quan địa phương sau khi bị sa thải, thôi việc. (Đi tới văn phòng hellowork để tìm việc).

Mức trợ cấp được hưởng là bao nhiêu?

Mức trợ cấp cơ bản hàng ngày được tính dựa trên mức lương của người lao động trước khi nghỉ việc. Số tiền trợ cấp cơ bản cho một ngày là tối đa 6,395 yên đối với người dưới 29 tuổi và là 7,100 yên đối với người từ 30 đến 44 tuổi.

Thủ tục nhận Bảo hiểm thất nghiệp (Phụ cấp căn bản)

Hướng dẫn thủ tục nhận Bảo hiểm thất nghiệp (Phụ cấp căn bản)

Những công ty nào không may phải bắt buộc cắt giảm biên chế, nếu trường hợp có đầy đủ những điều kiện đã được quy định thì sẽ có thể nhận được một số tiền trợ cấp cho việc điều chỉnh trả lương cho thực tập sinh kỹ năng. Phía công ty cũng có thể sử dụng số tiền trợ cấp này để chi trả phụ cấp cho việc tạm nghỉ, số tiền trợ cấp đó sẽ giúp cho phía công ty có thể nỗ lực thêm để tránh khỏi việc thua lỗ kinh doanh. Và thêm nữa, trong khoảng thời gian tạm nghỉ, trường hợp thực tập sinh kỹ năng không được nhận tiền trợ cấp tạm nghỉ việc, Cũng đã có chế độ dành cho thực tập sinh làm thủ tục xin trợ cấp đó.

Thêm nữa, theo điều thứ 26 của Luật tiêu chuẩn lao động có ghi rằng, khi công ty bắt buộc người lao động nghỉ việc vì lý do trách nhiệm của công ty, thì bên phía công ty phải chi trả phụ cấp để đảm bảo mức sinh hoạt tối thiểu dành cho người lao động trong thời gian tạm nghỉ việc.

Những thắc mắc liên quan đến việc nhận Bảo hiểm thất nghiệp (Phụ cấp căn bản): Thực tập sinh, người tham gia Xuất khẩu lao động Nhật Bản có thể liên hệ nơi giới thiệu việc làm công cộng của Bộ lao động thuộc Thủ đô, Phủ, Huyện, Đạo, các tỉnh.

Những thắc mắc liên quan đến điều kiện lao động lương bổng trong trường hợp tạm nghỉ việc: Thực tập sinh có thể liên hệ:

  • Số điện thoại tư vấn dành cho người lao động nước ngoài, Đường dây nóng tư vấn về điều kiện lao động, Góc tư vấn dành cho người lao động nước ngoài.
  • Những thắc mắc liên quan đến tư cách cư trú: Trang nhà của Bộ tư pháp.

Nguồn: duhocdieuduongnhatban.net tổng hợp

Facebook Comments Box