SHARE

Sức khỏe luôn là yếu tố quan trọng nhất khi tham gia XKLĐ tại nước ngoài đặc biệt là quốc gia có yêu cầu cao và khắt khe như Nhật Bản. Vậy khi đi khám sức khỏe lao động Nhật Bản cần lưu ý điều gì?

Những lưu ý đặc biệt khi đi khám sức khỏe đi Nhật 2021

Tại thông tư liên tịch 10/2004/TT-BYT-BLĐTBXH-BTC của Bộ Lao động Thương binh & Xã hội. Bộ Y tế. Bộ Tài chính đã nêu rõ việc hướng dẫn triển khai khám và chứng nhận sức khỏe cho người lao động Việt Nam đi nước ngoài làm việc.

Mỗi thị trường lao động sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau. Yêu cầu danh mục khám và xét nghiệm khác nhau. Trên cả nước hiện nay có 76 bệnh viện đủ tiêu chuẩn khám và chứng nhận sức khỏe cho người lao động đi làm việc tại nước ngoài.

Do đặc thù môi trường sống và cách sinh hoạt tại Việt Nam mà rất nhiều bạn trẻ khi đi khám XKLĐ đều ít nhiều có bệnh này hoặc bệnh khác. Để người lao động có được kết quả tốt nhất khi tham gia khám sức khỏe xuất khẩu lao động Nhật Bản chúng tôi xin đưa ra 5 lưu ý để người lao động được biết.

Những chuẩn bị trước khi đi khám sức khỏe

Khi đi khám sức khỏe người lao động cần mang theo từ 04 ảnh cỡ từ 4*6. Đồng thời, để có kết quả khams ức khỏe tốt nhất, người lao động cần chú ý chuẩn bị kỹ lưỡng các vấn đề sau:

– Nếu khám vào buổi sáng, tốt nhất không nên ăn, không được uống sữa và các loại nước ngọt, nước tăng lực

– Nếu khám sức khỏe vào buổi chiều có thể ăn nhẹ vào buổi sáng và trưa. Nên uống nhiều nước, đối với lao động nữ trước khi đi khám sức khỏe không nên ăn trứng, có thể làm sai kết quả kiểm tra.

– Đa số lao động tham gia XKLĐ Nhật Bản đều khá xa Hà Nội và thường phải di chuyển bằng xe khách, vậy nên dù có bị say tàu xe người lao động cũng cố gắng không nên dùng thuốc say xe.

– Trước ngày đi khám chú ý nói không với rượu bia, thuốc lá, thức đêm và các hành vi gây tổn hại cho sức khỏe khác.

– Không nên đi khám trong thời gian bị suy nhược cơ thể, sức khỏe ốm yếu hơn bình thường.

Thời điểm đi khám tốt nhất đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Thời điểm đi khám tốt nhất

Người lao động nên đi khám vào buổi sáng, vào buổi sáng số lượng người khám sức khỏe sẽ ít hơn các thời điểm còn lại, các bạn sẽ không phải chen lấn, xô đẩy và thủ tục cũng sẽ nhanh chóng hơn. Với những bạn ở xa, khi khám vào buổi sáng sau đó về công ty hoàn thành nốt thủ tục có thể bắt xe về ngay trong ngày sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian của các bạn.

Bên cạnh đó tại bệnh viện có rất nhiều cò mồi, lôi kéo người lao động phải bỏ tiền để tham gia khám sẽ được nhanh chóng và tốt hơn, người lao động phải cực kì cảnh giác với các loại đối tượng này. chỉ tuân theo hướng dẫn của cán bộ tư vấn và bác sĩ.

Người lao động tham gia XKLĐ Nhật Bản tại website chúng tôi, khi đến bệnh viện sẽ có cán bộ của chúng tôi ở tại bệnh viện 24/24 giờ để hướng dẫn người lao động những thủ tục và những bước tham gia khám sức khỏe, thông thường người lao động chỉ mất từ 2-3 tiếng để khám toàn bộ sức khỏe yêu cầu.

Khám sức khỏe tham gia XKLĐ Nhật Bản là khám những gì?

Người lao động đăng kí tham gia XKLĐ Nhật Bản khi đi khám sức khỏe sẽ phải khám tổng thể toàn bộ sức khỏe của mình:

  • Đo thị lực, thính lực của ứng viên
  • Khám nội, khám ngoại
  • Xét nghiệm máu: kiểm tra nhóm máu, viêm gan A, viêm gan B, viêm gan C, công thức máu, các bệnh truyền nhễm HIV, giang mai.
  • Xét nghiệm nước tiểu: morphin, chuẩn đoán thai sớm, tiểu đường.
  • Điện tâm đồ
  • Chụp X-quang phổi.

Giải quyết những vấn đề phát sinh

Khi người lao động tham gia khám tổng quát có rất nhiều những vấn đề phát sinh xảy ra chúng tôi đưa ra các vấn đề và hướng giải quyết các phát sinh giúp người lao động có thể nắm rõ được dưới đây.

Chiều cao, cân nặng

Đa số các đơn hàng XKLĐ Nhật Bản thường đòi hỏi chiều cao của người lao động nam >1m60, nữ >1m50, cân nặng thì không yêu cầu cụ thể nhưng nhìn chung phải khỏe mạnh, không được gầy ốm quá, cũng không béo phì. Khi đo chiều cao có rất nhiều bạn thắc mắc là kết quả các bạn thường bị thấp đi 1-2cm, nếu có bị như vậy các bạn tự kiểm tra lại chiều cao của mình nếu đúng là bị thấp phải yêu cầu khám lại để ghi kết quả chính xác nhất.

Các vấn đề liên quan đến mắt

Thị lực: thường thì bệnh viện se đo thị lực theo thang 10 điểm. Mắt được coi là tốt khi thị lực được 8/10 trở lên. Một số bạn sau khi khám bị kết luận mắt kém, mặc dù các bạn từ trước đến nay không có vấn đề gì về mắt.

Nếu gặp phải trường hợp như vậy có khả năng mắt các bạn đã kém mà không biết hoặc do đi lại, chờ đợi trong lức khám sức khỏe, ăn uống không tốt dẫn đến lúc đó bị “hoa mắt” nhìn kém đi, hoặc đơn giản do nhiều bạn mất bình tĩnh khi bác sĩ yêu cầu đọc bảng chữ cái để kiểm tra thị lực nên đọc sai kết quả.

Giải pháp: Bình tĩnh khi khám thị lực, nếu kết quả cho thấy mắt có vấn đề có thể đề nghị được khám lại để ra kết quả chính xác nhất. Nếu khám lại mà không được có thể xin đơn thuốc điều trị cho thị lực tốt hơn. Trường hợp xác định là cận thực sự thì tùy theo yêu cầu của đơn hàng XKLĐ mà có quyết định tiếp theo.

Người lao động có thể xem thêm bài viết mắt cận bao nhiêu có thể tham gia XKLĐ Nhật Bản để biết thêm thông tin chi tiết hơn.

Mù màu: Đây là bệnh lý liên quan tới khả năng phân biệt màu sắc của mắt, có bạn lao động bị mù một màu hoặc nhiều màu. Thường thì mù màu vẫn được kết luận là đủ sức khỏe đi XKLĐ Nhật Bản, sẽ kèm vào trong form sức khỏe là các bạn bị rối loạn sắc giác. Bệnh này thường là không chữa được, tuy nhiên để đi laod dộng tại Nhật Bản đây là yếu tố không bắt buộc với mọi đơn hàng.

Loạn thị: loạn thị làm mờ tầm nhìn ở mọi khoảng cách. Loạn thị thường xuất hiện lúc mới sinh và có thể xảy ra kết hợp với cận thị hoặc viễn thị. Tùy theo kết luận của bác sĩ chuyên môn mà ứng viên phải chọn điều trị khắc phục như dùng kính hoặc phẫu thuật.

Khám sức khỏe tham gia XKLĐ Nhật Bản là khám những gì?

Các vấn đề liên quan đến bệnh truyền nhiễm hoặc mãn tính

Tùy theo các loại bệnh mắc phải mà lao động sẽ được tư vấn đi chữa trị, hoặc bị từ chối cho ra kết quả sức khỏe để đi XKLĐ

– HIV và viêm gan B: Tuyệt đối không được chấp nhận khi tuyển dụng lao động đi XKLĐ Nhật Bản. Một số trường hợp đã bị nhiễn 2 loại bệnh này nhưng do mới mắc nên đang ở giai đoạn tiền cửa sổ, nếu xét nghiệm không cẩn thận sẽ không phát hiện ra, nhưng sau một vài tháng khi xét nghiệm lại thì cho kết quả “dương tính” tức là mắc bệnh.

Vì vậy các bạn lao động không thể chủ quan dựa vào kết quả xét nghiệm tại địa phương 100% trước khi tham gia tuyển dụng lao động mà dứt khoát sau khi hoặc trước khi trúng tuyển phải khám tại bệnh viện chuyên khoa XKLĐ.

– Các bệnh xã hội, bệnh ngoài da,… nói chung đều có thể chữa được khi đi khám XKLĐ phát hiện ra.

– Các bệnh mãn tính và liên quan tới nội tiết (tiểu đường, viêm phổi, men gan cao,…) có thể mua thuốc về điều trị, hết liều theo chỉ định của bác sĩ lên khám lại, nếu hết bệnh hoặc các chỉ số trong giới hạn cho phép sẽ được chấp nhận kết quả khám sức khỏe. Nếu nặng quá điều trị nhiều lần không khỏi thì lao động nên đi khám và chữa bệnh tại các bệnh viện chuyên ngành. Lưu ý để đi XKLĐ Nhật Bản, các bạn đã có tiền sử lao phổi sẽ không được tham gia và đây là một loại bệnh mà hầu hết lao động bị loại đều mắc phải.

– Các bạn lao động có bệnh mãn tính về tim, hệ tuần hoàn thì tùy theo bệnh nặng nhẹ theo kết luận của bác sĩ chuyên môn sẽ được hay không được cấp chứng nhận đủ sức khỏe. Tùy theo trường hợp cụ thể sẽ được khám lại, hoặc hướng dẫn điều trị, hoặc bị loại.

– Lao động nữ có thai sẽ không được cấp chứng nhận sức khỏe, hoặc được yêu cầu khám lại nếu kết quả sai lệch do liên quan đến sinh lý nữ.

Trên đây là những lưu ý khi đi khám sức khỏe lao động tại Nhật Bản. Hi vọng những thông tin trên có thể giúp các độc giải có thêm thông tin về xuất khẩu lao động Nhật Bản.

Nguồn: duhocdieuduongnhatban.net

Facebook Comments Box