Hồ sơ đi du học Nhật Bản là điều kiện quan trọng giúp bạn chạm tới cánh cửa du học. Vậy để có một bộ hồ sơ hoàn hảo mà không mất nhiều thời gian chỉnh sửa, các bạn hãy cùng du học Nhật điểm mặt một số lỗi thường gặp trong lúc làm hồ sơ dưới đây nhé.
- 5 loại Visa Nhật Bản người lao động nên biết
- Các khoản tiền trừ vào Lương của lao động ở Nhật Bản
- Điều kiện để được chấp nhận lưu trú Vĩnh trú tại Nhật Bản
Điểm mặt những lỗi sai khi làm hồ sơ du học Nhật Bản
Đối với các thực tập sinh hay du học sinh và người bảo lãnh tài chính thì bước chuẩn bị hồ sơ đi du học Nhật Bản là vô cùng quan trọng, bộ hồ sơ sẽ là chìa khóa quyết định mở ánh cửa đầu tiên để bạn có thể bước chân trên con đường du học Nhật Bản.
Nhưng trớ trêu thay, theo nghiên cứu cứ 1000 sinh viên nộp hồ sơ thì có đến 300 bạn phải hoãn lại giấc mơ du học của mình vì hồ sơ không đạt. Và việc xin lại lần sau sẽ khó khăn hơn lần đầu rất nhiều. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Du Học Nhật Bản, hãy cùng điểm mặt những lỗi thường gặp nhất khi chuẩn bị hồ sơ đi Du Học Nhật Bản.
Lỗi sai quy chuẩn về giấy tờ photo và trình bày hồ sơ du học Nhật
Hầu hết quy định của các trường nhận hồ sơ Du Học Nhật Bản và Cục Quản Lý Nhập Cảnh là tất cả các giấy tờ, hồ sơ đều phải photo trên giấy 1 mặt và khổ A4, loại trắng đẹp.
Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp do chủ quan nên thường photo 2 mặt hoặc có thể dùng khổ giấy A5, A3… những hồ sơ sai quy chuẩn này đều bị trả lại hoặc xét vào dạng xem xét giải quyết sau. Điều đó sẽ rất mất thời gian và gây lãng phí về tiền bạc, công sức. Vì vậy, hãy chú ý tránh lỗi sai cơ bản này nhé!
Nếu giấy tờ nhỏ hơn khổ A4 khi photo cần đặt vào giữa, không đặt vào góc khổ giấy A4. Không để giấy tờ nhàu nát hoặc rách, bạn có thể sử dụng ghim gài để tránh tạo lỗ trên tờ giấy.
Giấy tờ công chứng không đạt quy chuẩn
Theo quy định thì toàn bộ các giấy tờ có công chứng như các chứng chỉ, bằng cấp chỉ có hiệu lực trong vòng 3 tháng tính đến thời điểm trường Nhật ngữ nộp hồ sơ lên cục. Chính vì thế bạn cần hoàn thiện và nộp hồ sơ trong thời điểm này, nếu quá hạn dù chỉ một ngày toàn bộ hồ sơ sẽ bị trả lại và cần bổ sung hoàn thiện. Bản photo công chứng cần phải rõ ràng, không được mờ, mất… Bản gốc tuyệt đối không được tẩy xóa, điều này làm giảm độ tin cậy về hồ sơ Du Học Nhật Bản của bạn.
Không đồng nhất thông tin giấy tờ – hồ sơ Du Học Nhật Bản
Nhiều gia đình khi kê khai giấy tờ không đồng nhất với nhau, dẫn tới tình trạng thông tin của các hồ sơ Du học Nhật Bản sai lệch, chỉ một chút sai sót cũng có thể khiên hồ sơ của bạn bị trả lại:
- Lỗi giấy khai sinh: Lỗi phổ biến nhất là sai tên tuổi của bố mẹ và ngày tháng sinh nữa, ghi thiếu thông tin như số, quyển…
- Một số trường hợp năm sinh, tên đệm trong giấy khai sinh không đồng nhất với các giấy tờ khác như chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ khẩu. Lỗi tiếp theo cần lưu ý đó là thông tin về địa chỉ nơi ở xóm, xã, phường, tỉnh cần hết sức đầy đủ và chính xác.
- Lỗi sổ hộ khẩu: Bị sai thông tin của các thành viên trong gia đình, không khớp với xác nhận công việc và chưa được đính chính của địa phương. Trong trường hợp sổ hộ khẩu có thông tin cần thay đổi (ví dụ thay đổi số chứng minh nhân dân) có thể đính chính tại phần cuối của cuốn sổ sau đó có xác nhận của công an xã, phường.
Tất cả thông tin hồ sơ du học cần đồng nhất với nhau
- Lỗi học bạ: Khai thông tin của bố mẹ khác với giấy xác nhận công việc và xác nhận thu nhập. Lưu ý là các thông tin cần chính xác và thống nhất, tốt nhất là có xác nhận từ chính quyền địa phương.
- Với người bảo lãnh làm nông nghiệp thì các giấy tờ xác nhận cần xin thêm số điện thoại của người có thẩm quyền xác nhận.
- Lỗi ảnh: Bị sai kích thước và chụp trước đó 3 tháng. Các bạn nên sử dụng ảnh chụp vào thời điểm gần nhất. Sau ảnh nên ghi rõ họ tên, ngày sinh, số điện thoại liên lạc để tránh thất lạc ảnh. Ảnh trên hồ sơ đều phải có dấu giáp lai, lỗi nhỏ này thường bị các bạn bỏ qua nhưng đây lại là lỗi làm các bạn mất công đi lại nhất, nên hãy chú ý điều này nhé!
- Giấy xác nhận công việc cần có bản gốc do công ty bạn đã làm ký, đóng dấu ghi rõ làm từ tháng/năm nào đến tháng/năm nào (phải có thông tin: tên công ty, địa chỉ, điện thoại, mã số thuế).
- Giấy tờ ngân hàng và giấy xác nhận học tiếng đều cần ghi đầy đủ thông tin, chính xác về tên người bảo lãnh, chi nhánh giao dịch…
Mọi trường hợp làm sai quy định về giấy tờ hồ sơ du học đều không được chấp nhận, sẽ bị trả lại gây mất thời gian và lãng phí tiền bạc. Khi chuẩn bị hồ sơ Du Học Nhật Bản hãy hết sức chú ý 3 lỗi thường gặp để tránh những rắc rối làm gián đoạn hành trình chạm tới ước mơ Du Học Nhật Bản của mình nhé. Chúc các bạn có một bộ hồ sơ thật đẹp!
Nguồn: duhocdieuduongnhatban.net