SHARE

Không chỉ trong cuộc sống hằng ngày mà ngay trong ngôn ngữ giao tiếp, người Nhật vô cùng coi trọng văn hóa lễ nghi, kính ngữ. Vậy bạn biết gì về “kính ngữ” trong tiếng Nhật?

“Kính ngữ” rất được người Nhật coi trọng trong giao tiếp

Kính ngữ đã trở thành một phần quan trọng của Văn hóa Nhật Bản khi bạn tiếp xúc với tiếng Nhật không chỉ trong cuộc sống mà còn ngay trong ngôn ngữ giao tiếp thường ngày. Vậy “Kính ngữ” trong tiếng Nhật là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Kính ngữ trong tiếng Nhật là gì?

“Kính ngữ” chính là hình thức giao tiếp thể hiện sự tôn kính với đối phương như: Khi nói chuyện với người bề trên, với đối tác, khách hàng, sempai cùng công ty…. Trong tiếng Nhật, kính ngữ được chia thành 3 loại chính, người sử dụng phải phán đoán ngữ cảnh, đối phương, mục đích giao tiếp phù hợp gồm:

  • Tôn kính ngữ (尊敬語): Dùng để chỉ hành động, trạng thái của người trên mình, bày tỏ thái độ kính trọng với đối phương.
  • Khiêm nhường ngữ (謙譲語): Dùng khi nói về hành động của bản thân, người quen biết bày tỏ thái độ khiêm nhường.
  • Từ lịch sự (丁寧語): Là từ ở thể 「です」「ます」. Nếu tôn kính ngữ không thể dùng để nói về hành động, trạng thái của bản thân, thì từ lịch sự có thể dùng cho mọi trường hợp.

Cách chia thể kính ngữ trong tiếng Nhật

Đối với động từ

Cách 1: Thêm お vào trước động từ thể ます、sau đó bỏ ます và thêm になる(なります)

Khi chuyển sang thể sai khiến, chúng ta bỏ になります, và thêm ください vào phía sau động từ. Ví dụ: 少々お待たせください。Xin hãy đợi một chút ạ.

Với các động từ này, khi chuyển sang thể sai khiến, chúng ta chỉ cần bỏ なさいます ở trên và thêm ください vào phía sau. Ví dụ: ご検討 (けんとう)ください Xin hãy xem xét ạ.

Cách 2 : Chia động từ ở thể bị động

Với cách này, chúng ta chỉ cần chia động từ cần chia sang dạng bị động là đã thành dạng kính ngữ.

Đối với danh từ

Trong danh từ để nói về sự vật, sự việc thuộc đối tượng cần sử dụng kính ngữ, bạn chỉ cần thêm お vào phía trước những danh từ thuần Nhật.

Với những danh từ Hán Nhật chúng ta thêm ご vào phía trước danh từ

Đối với tính từ

Tính từ ít được chia sang thể kính ngữ, tuy nhiên nếu phải chuyển các bạn hãy thêm お/ご vào trước tính từ.

Lưu ý các cách dùng kính ngữ sai gồm:

  • Nhầm lẫn trong việc dùng tôn kính ngữ và khiêm nhường ngữ
  • Dùng kính ngữ cho đồ vật
  • Dùng câu mệnh lệnh
  • Dùng thể lịch sự cho bản thân

Hướng dẫn cách sử dụng kính ngữ trong Tiếng Nhật

Một số kính ngữ sử dụng trong giao tiếp hàng ngày

  • さん (san): Là kính ngữ thông dụng nhất được sử dụng trên mọi lứa tuổi. さんgần như được ghép với mọi tên gọi, dùng trong cả hoàn cảnh trang trọng lẫn thông tục.
  • ちゃん (chan): Là kính ngữ nhẹ thể hiện cấp độ quý mến. Người Nhật dùng ちゃん nhiều với trẻ em. ちゃん cũng được sử dụng khi nhắc đến một động vật dễ thương, người yêu, bạn bè,….
  • 君【くん】(kun): Là kính ngữ dùng để gọi nam giới hoặc gọi thân mật, nó tương tự ちゃん. Kính ngữ này được dùng trong trường hợp thầy giáo giao tiếp với nữ sinh.
  • 様【さま】(sama): Là phiên bản của san với thái độ tôn trọng rất cao. Sama dùng chủ yếu chỉ những người có địa vị cao hơn hẳn so với mình, khách hàng, hoặc đối với những người người giao tiếp ngưỡng mộ.
  • 先輩【せんぱい】(senpai): Là kính ngữ nhắc đến đàn anh được dùng trong một trường học, đồng nghiệp có kinh nghiệm hơn, đàn anh
  • 先生【せんせい】(sensei): Kính ngữ chỉ giáo viên, chính trị gia, bác sĩ, luật sư,…
  • 氏【し】(shi): Kính ngữ dùng trong hình thức văn bản trang trọng, dùng trong các bài phát biểu đề cập đến một người, một đối tượng không quen biết.
  • 殿【との】(Tono), cách phát âm là dono (どの), khi đi cùng với tên gọi, có nghĩa là “chúa tể” hay “chủ soái”. Dùng để nói tới những người có địa vị cao quý.
  • 上【うえ】(Ue) mang ý nghĩa là “bề trên”, nhằm biểu thị mức độ tôn trọng cao.

Một số kính ngữ tiếng Nhật thường dùng trong công ty

Việc sử dụng kính ngữ trong công ty là cực kì quan trọng, nhất là khi người lao động, Thực tập sinh,… giao tiếp với cấp trên, đồng nghiệp hay những đối tác. Dưới đây là bảng những từ ngữ thường dùng trong công ty mang tính chất trang trọng, lịch sự các bạn có thể tham khảo nhé:

Từ thông thường Từ lịch sự Nghĩa
僕・わたし わたくし Tôi
ただ今 Bây giờ
今度 この度 Lần này
このあいだ 先日(せんじつ) Mấy hôm trước
きのう 昨日(さくじつ) Hôm qua
きょう 本日(ほんじつ) Hôm nay
あした みょうにち Ngày mai
さっき さきほど Lúc trước/Lúc nãy
あとで のちほど Sau đây
こっち こちら Phí này/Phía chúng tôi
そっち そちら Phía kia/Phía các vị
あっち あちら Phía đó
どっち どちら Phía bên nào
だら どなた Ai
どこ どちら Ở đâu
どう いかが Như thế nào
本当に 誠に Thật sự là
すごく たいへん Rất
ちょっと 少々 Một chút
いくら いかほど Bao nhiêu

Ngoài ra, “Kính ngữ” còn có thể dùng trong số trường hợp khác trong cuộc sống hay ngày như:

Dùng khi cần mở lời nhờ vả hoặc bắt đầu câu chuyện cùng đồng nghiệp/ cấp trên trong công ty:

  • お忙しいところ申し訳ありません (Tôi rất xin lỗi vì đã làm phiền lúc anh chị đang bận ….).
  • ただ今 お時間 よろしいでしょうか (Câu hỏi nhằm xác nhận xem hiện tại có thể nói chuyện được không?).
  • お話し中、大変失礼いたします (Xin lỗi vì làm gián đoạn câu chuyện).

Dùng khi cần tham khảo ý kiến của cấp trên:

  • 少々 お伺いしますが (Tôi muốn hỏi một chút ạ…).
  • いかが いたしますか … (Dùng để tham khảo ý kiến của đối phương xem bản thân mình nên làm như thế nào).
  • いかが なさいますか … (Dùng để hỏi về nguyện vọng/ ý kiến của đối phương muốn làm như thế nào).
  • お差し支えなかったら (Nếu không có gì bất tiện…).

Dùng khi nghe điện thoại:

  • お世話に なって おります (Câu chào hỏi cơ bản ban đầu khi nghe điện thoại).
  • あいにく席を外しております (Câu trả lời khi người đối phương cần gặp không có mặt lúc đó để nghe điện thoại).

Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ phần nào giúp các bạn trên chặng đường chinh phục tiếng Nhật. Chúc các bạn thành công!

Nguồn: duhocdieuduongnhatban.net tổng hợp

Facebook Comments Box