SHARE

Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn đến các thực tập sinh, du học sinh, người lao động tham gia Xuất khẩu lao động đang sinh sống và làm việc Nhật Bản cách xin giảm thuế đơn giản.

TTS/DHS/Người lao động đều phải đóng thuế theo luật của Nhật Bản

Theo luật của Nhật Bản, khi sinh sống và làm việc có thu nhập tại Nhật Bản thì tất cả mọi người đều phải có nghĩa vụ đóng thuế. Đây được xem là khoảng chi phí không hề nhỏ đối với các du học sinh, thực tập sinh, người lao động đi Xuất khẩu lao động Nhật Bản. Trong bài viết sau đây chúng tôi sẽ gửi đến các bạn các thủ tục để xin được giảm thuế, hãy cùng tham khảo nhé!

Các loại thuế TTS/DHS/người lao động cần phải đóng tại Nhật Bản

Thực tập sinh/Du học sinh/Người lao động khi sinh sống và làm việc tại Nhật Bản phải có trách nhiệm đóng các loại thuế cơ bản như sau:

  • Thuế thị dân (thuế của TP).
  • Thuế huyện dân  (thuế của huyện/tỉnh nơi làm việc).
  • Thuế thu nhập (nếu tổng thu nhập 1 năm < 103 man thì không cần phải đóng).

Trong đó, thuế thị dân và thuế cư trú là 2 khoản bắt buộc phải đóng cho cơ quan thuế của địa phương (nếu có thu nhập 1 năm từ 1 triệu yên trở lên) để góp phần duy trì các dịch vụ phúc lợi – xã hội tại nơi mình sinh sống như: thu gom rác thải, giáo dục, PCCC,… Tuy nhiên, những thực tập sinh/du học sinh, người lao động đi XKLĐ chỉ bắt đầu đóng khoản thuế này từ năm 2 trở đi.

Cả 3 loại thuế đều được tính dựa theo tổng thu nhập 1 năm, do đó khoản thuế của từng người sẽ có sự chênh lệch. Ngoài ra, TTS/DHS, người lao động cần phải đóng một số loại bảo hiểm bắt buộc theo quy định của chính phủ Nhật Bản như: BHYT, BHTN, Bảo hiểm lương hưu,…

Cách để được miễn giảm thuế tại Nhật Bản

Làm thế nào để được miễn giảm thuế khi đi Xuất khẩu lao động Nhật Bản

Để được miễn giảm, trừ thuế khi đi Xuất khẩu lao động Nhật Bản, chúng ta cần phải chứng minh được bản thân có đủ các điều kiện được giảm thuế. Một trong những cách đơn giản nhất đó chính là chứng minh có người phụ thuộc cần nuôi dưỡng như: bố mẹ hết sức lao động, nuôi em ăn học, chu cấp cho con cái,…

Để làm được giấy chứng nhận người phụ thuộc, bạn cần pahỉ lưu ý:

  • Phải có hoá đơn ghi rõ tên người nhận theo đúng bản đăng ký phụng dưỡng.
  • Con nhỏ cũng được tính là đối tượng phụng dưỡng nhưng không phải là đối tượng hoàn thuế do không mở được tài khoản, từ 16 tuổi trở lên sẽ được bắt đầu tính giảm thuế.
  • Một năm ít nhất bạn phải gửi 10 man/người.
  • Có giấy chứng nhận mối quan hệ với người phụng dưỡng.
  • Hình thức chuyển tiền phải là chuyển khoản qua ngân hàng hoặc qua thẻ Dcom, SBT.

Hướng dẫn cách đăng ký người phụ thuộc tại Nhật Bản

Một tháng các thực tập sinh/du học sinh, người lao động sẽ phải trả khoảng 12 – 15 man tiền thuế. Vì vậy, để tiết kiệm chi phí và được miễn giảm trừ tiền thuế tại Nhật Bản, các bạn cần phải làm thủ tục đăng ký người phụ thuộc và chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn sau:

1. Chuẩn bị tờ khai 給与所得者の扶養控除等申告書

Mẫu tờ khai người phụ thuộc để miễn giảm trừ thuế tại Nhật

  • Trường hợp có vợ ở cùng và thu nhập của vợ dưới 103 man/năm thì bạn điền vào phần A.
  • Trường hợp bạn phải gửi tiền phụng dưỡng và thu nhập của người được phụng dưỡng dưới 103 man/năm thì bạn điền thông tin của người được phụng dưỡng vào phần B.
  • Trường hợp bạn hoặc người phụ thuộc là người goá vợ/chồng, khuyết tật hoặc sinh viên đi làm thêm,… thì bạn khoanh tròn vào các vị trí tương ứng ở phần C.
  • Trường hợp về người có chung người phụ thuộc kinh tế được hoàn thuế như bạn thì điền vào phần D.
  • Trường hợp người phụ thuộc dưới 16 tuổi thì bạn được tên người phụ thuộc vào phần E.

2. Bản kê khai xác nhận quan hệ nhân thân

3. Giấy khai sinh của thực tập sinh/du học sinh/người lao động đi XKLĐ tại Nhật bản.

4. Đăng ký kết hôn (nếu có).

5. Hộ khẩu có tên của TTS/DHS/người lao động và những thành viên trong bản kê khai xác nhận quan hệ nhân thân.

6. Hộ khẩu có tên TTS/DHS/người lao động và chồng/vợ

7. Chứng minh thư của TTS/DHS/người lao động & những thành viên trong bản kê khai xác nhận quan hệ nhân thân

Tất cả các giấy tờ nói trên cần phải được in hoặc photo theo khổ giấy A4 trên 1 mặt, sao y bản chính thành 2 bản có công chứng tại UBND nơi thường trú của TTS/DHS/người lao động.

Thông tin được Phòng truyền thông Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu và chia sẻ. Hy vọng với các thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp các bạn được miễn giảm trừ thuế để tiết kiệm chi phí sinh hoạt khi sinh sống và làm việc tại Nhật Bản. Chúc các bạn thành công!

Nguồn: duhocdieuduongnhatban.net tổng hợp

Facebook Comments Box