SHARE

Khi sinh sống và làm việc tại Nhật Bản bạn không nên bỏ qua những điều lưu ý sau đây để hạn chế những bất đồng về ngôn ngữ, văn hóa… với người bản địa nhé!

Những điều cần ghi nhớ khi sinh sống và làm việc tại Nhật Bản

Giữa người Việt Nam và người Nhật Bản luôn có một rào cản bất đồng về ngôn ngữ giao tiếp, văn hóa, phong tục tập quán,… khiến cho cuộc sống của các du học sinh, thực tập sinh và người lao động đi Xuất khẩu lao động Nhật Bản gặp muôn vàn khó khăn. Để giúp cho cuộc sống trở nên dễ dàng hơn tại đất nước mặt trờ mọc, bạn không nên bỏ qua những điều lưu ý sau đây!

Hợp đồng thuê nhà

Tại Nhật Bản thời hạn của một hợp đồng thuê nhà là 02 năm và được gia hạn 02 năm/01 lần. Nếu bạn muốn kết thúc hợp đồng thuê nhà cần phải báo trước cho chủ nhà ít nhất 01 tháng (thông qua công ty bất động sản).

Tuy nhiên, một số hợp đồng thuê nhà không cho người thuê hủy hợp đồng trước thời hạn. Nếu hủy hợp đồng, bạn phải đóng tiền phạt vi phạm hợp đồng. Vậy vậy, bạn cần phải đọc kỹ trước khi ký tên vào hợp đồng.

Thôi việc tại Nhật Bản

Khi bạn là nhân viên chính thức của một công ty/nhà máy/xí nghiệp… nào đó tại Nhật Bản nếu muốn nghỉ việc, kết thúc hợp đồng lao động thì thường cần phải báo trước 01 tháng trước khi nghỉ việc.

Thời gian thông báo trước khi nghỉ việc cho công ty sẽ được quy định rõ trong hợp đồng khi người lao động muốn kết thúc hợp đồng làm việc. Một số công ty yêu cầu chỉ cần báo trước 02 tuần trước khi thôi việc.

Nhu cầu liên quan đến việc làm đều miễn phí

Tất cả các nhu cầu liên quan đến giới thiệu việc làm, xin việc, chuyển việc hay thôi việc tại Nhật Bản tất cả đều được miễn phí, kể cả các thủ tục hành chính cũng được miễn phí. Nếu mất phí thì đều sẽ sai luật.

Không cần công chứng giấy tờ

Bất kỳ các giấy tờ để nộp tại Nhật Bản sẽ không cần có công chứng của Việt Nam nhưng nội dung dịch cần phải chính xác, đầy đủ thông tin. Bạn có thể tự dịch (nếu có vốn tiếng Nhật tốt) hoặc có thể nhờ lãnh sự quán/dịch vụ dịch thuật.

Có thể nhận được sự hỗ trợ của Lãnh sự quán Việt Nam qua điện thoại

Cách thức liên hệ với đại sứ quán

Nếu có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ/điện thoại Lãnh sứ quán Việt Nam tại Osaka hoặc Fukuoka để được giải đáp vì hầu như bạn không thể gọi điện thoại được với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản.

Bạn có thể gửi và nhận các giấy tờ liên quan đến thủ tục hành chính qua đường bưu điện hoặc chuyển phát nhanh mà không cần đến trực tiếp ĐSQ/LSQ vì hầy hết các mẫu giấy tờ đề được công khai trên mạng.

Tư vấn về tư cách lưu trú, visa đều miễn phí

Nếu bạn đang có vấn đề thắc mắc liên quan đến tư cách lưu trú, visa bạn có thể xin hỗ trợ tư vấn với Cục Xuất Nhập Cảnh miễn phí và không bị ảnh hưởng gì đến tư cách visa hiện tại của mình.

Các vấn đề liên quan đến mua bán hàng hóa, dịch vụ

Bạn có thể nhờ đến sự tư vấn và trợ giúp của chính quận/thành phố mình đang sinh sống để hỗ trợ, giải quyết vấn đề khi gặp rắc rối trong mua bán hàng hóa/dịch vụ để được giảm, miễn, bồi thường, trả lại tiền,… Địa chỉ cần liên hệ là phòng 消費者センター (Shouhisha-senta, phòng Bảo vệ Người tiêu dùng).

Chuyển tiền nhầm tài khoản

Trường hợp nếu bạn nộp/chuyển tiền vào nhầm tài khoản hoặc bị lừa đảo qua tài khoản ngân hành việc cần làm đầu tiên là bạn phải báo ngay với cảnh sát và ngân hàng để ngăn chặn. Tuy nhiên cảnh sát Nhật Bản điều tra sẽ mất ít nhiều thời gian, vì vậy bạn cần liên hệ với ngân hàng để khóa tài khoản là điều vô cùng cần thiết.

Một số quyền lợi của thực tập sinh/du học sinh

Thực tập sinh/du học sinh sẽ được miễn đóng phí 年金 (nenkin, bảo hiểm hưu) và được mua vé tháng tàu/xe bus giá rẻ có thể đi lại miễn phí không giới hạn số lần, giúp bạn tiết kiệm được từ vài nghìn đến vài vạn yên trong thời gian học (trừ một số trường tiếng Nhật).

Chế độ bảo hiểm y tế công cộng

Đây là một trong những bảo hiểm bắt buộc và có chế độ bảo hiểm tốt nhất thế giới của Nhật Bản. Không chỉ mua được cho bản thân mà bạn còn có thể mua cho người thân để được thăm khám, chữa bệnh…

Trên đây là một số điều lưu ý khi sinh sống và làm việc lại Nhật Bản mà bạn cần phải ghi nhớ. Chúc bạn thành công!

Nguồn: duhocdieuduongnhatban.net tổng hợp

Facebook Comments Box