SHARE

Nhật Bản là một đất nước có rất nhiều văn hoá và quy tắc ứng xử khác nhau trong giao tiếp. Nếu muốn thích nghi với cuộc sống nơi đây bạn cần phải tìm hiểu kỹ những tập quán này.

Tập quán trong giao tiếp của người Nhật

Nhật Bản không chỉ là một đất nước có cảnh sắc đẹp mà còn có rất nhiều nét đẹp riêng không “lẫn” vào đâu về văn hoá, giao tiếp, ứng xử vô cùng nổi bật giữa con người với con người. Vì vậy, nếu bạn có ý định đi du học, đi Xuất khẩu lao động Nhật Bản thì nên tìm hiểu kỹ những tập quán này, đặc biệt là tập quán trong giao tiếp để làm quen, thích nghi và sinh sống, làm việc lâu dài tại đây nhé!

Dưới đây là một số tập quán trong giao tiếp vô cùng nổi bật của người Nhật, hãy cùng tìm hiểu nhé!

3 kiểu cúi chào chính của người Nhật

Tập quán cúi chào

Khi gặp người đối diện, người Nhật thường có thói quen cúi người chào. Tuỳ thuộc vào vai vế của người được chào, người chào sẽ có các tư thế cúi chào phù hợp với vai vế đấy. Cụ thể, người Nhật có 3 kiểu chào chính: Kiểu Eshaku, Keirei và Saikeirei.

  • Eshaku: là cách cúi chào thông thường trong giao tiếp hàng ngày giữa những người bạn, đồng nghiệp với nhau. Khi cúi chào, bạn chỉ cần cúi đầu khoảng 15 độ là đã thể hiện được sự lịch sự của của mình mà không phải cúi đầu quá sâu.
  • Keirei: là cách chào được dùng trong những buổi gặp mặt quan trọng với đối tác, bạn bè hoặc khách hàng trong lần gặp mặt đầu tiên. Với kiểu chào này, bạn cần nghiêng mình tầm 20 – 30 độ và giữ nguyên tư thế từ 2 – 3 giây.
  • Saikeirei: đây là kiểu cúi chào trang trọng nhất để thể hiện sự biết ơn, tôn kính với những người có vai vế cao hơn mình, bạn cần cúi người chào ở một góc 45 độ và giữ tư thế chào trong 3 – 5 giây.

“Xin lỗi, cảm ơn” – tập quán giao tiếp phổ biến của người Nhật

Tập quán “xin lỗi, cảm ơn”

Đối với người Nhật, việc nói lời cảm ơn và xin lỗi đã trở thành một nét văn hoá giao tiếp phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của họ.

Dù sự việc xảy ra không quá nghiêm trọng nhưng họ luôn nói lời xin lỗi để thể hiện sự thành ý, khiêm nhường của mình. Và lời cảm ơn cũng vậy, để thể hiện sự cảm kích, biết ơn với người giúp đỡ dù những việc rất nhỏ nhặt,…

Khi sinh sống và làm việc tại đây, bạn sẽ quen dần và học được cách nói lời cảm ơn – xin lỗi một cách tự nhiên mà không còn bất ngờ với những lời “xin lỗi” ngay cả khi họ không có lỗi,  lời “cảm ơn” ngay cả khi bạn không làm điều gì quá to tát.

Trang phục cũng là một phần quan trọng trong sự giao tiếp

Trang phục trong giao tiếp

Đối với người Nhật Bản, trang phục cũng là một phần trong giao tiếp, thể hiện thái độ đối với người đối diện. Người Nhật rất để cao sự kín đáo, tế nhị trong trang phục từ kiểu dáng, màu sắc đến hình thức bề ngoài. Ví dụ: Tại công sở: Nam thường mặc quần âu, áo sơ mi. Nữ thường mặc váy qua đầu gối, sơ mi trắng và đi giày cao gót…. để thể hiện sự lịch sự.

Trên đây là 3 tập quán đặc trưng trong giao tiếp của người Nhật Bản bạn cần phải biết và học hỏi, không nên bỏ qua. Nếu bạn có cơ hội được gặp gỡ hay có buổi gặp mặt với con người nơi đây, nếu không muốn bị đánh giá là vô lễ, mất lịch sự,… bạn nên chú ý đến sự chỉnh chu của mình từ trang phục đến cách cử chỉ, hành động, lời nói của mình để thể hiện sự tôn trọng, nghiêm túc của mình trong công việc, cuộc sống và giao tiếp hàng ngày với con người nơi đây nhé!

Nguồn: duhocdieuduongnhatban.net tổng hợp

Facebook Comments Box