SHARE

Giao thông Nhật Bản có hệ thống đường xá, phương tiện đi lại đứng hàng đầu thế giới, nhưng không có nghĩa là không có tai nạn giao thông xảy ra, vậy tu nghiệp sinh xử lý như thế nào khi gặp tai nạn giao thông?

Tu nghiệp sinh xử lý thế nào khi gặp tai nạn giao thông ở Nhật Bản?

Tu nghiệp sinh xử lý thế nào khi gặp tai nạn giao thông ở Nhật Bản?

Với những phương tiện giao thông đi lại phổ biến như: Tàu điện, Tàu điện Ngầm, xe bus, shinkansen, xe máy, xe đạp…Điển hình nhất là Tokyo, thủ đô của nhật bản, nằm trong những thành phố có lượng ôtô tham gia giao thông nhiều nhất trên thế giới. Đồng nghĩa với những điều trên thì tai nạn giao thông có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vậy tu nghiệp sinh xử lý thế nào khi gặp tai nạn giao thông tại Nhật Bản, trong khi bạn  có thể là người chứng kiến tai nạn xảy ra, hay bạn là người bị nạn hoặc xấu nhất xảy ra bạn là người gây tai nạn. Trong khi các bạn vẫn còn chưa thông thạo tiếng nhật và còn chưa gặp các trường hợp đó. Tu nghiệp sinh Nhật Bản có thể tham khảo 1 số kinh nghiệm dưới đây:

Trường hợp bạn là người chứng kiến tai nạn

Trong trường hợp bạn là người chứng kiến tai nạn thì bạn cần làm theo những bước cơ bản sau đây:

– Gọi xe cấp cứu và công an: Bạn phải rất bình tĩnh, và gọi điện thoại ngay cho xe cứu thương (số điện thoại: 119). Gọi điện thông báo cho cảnh sát (số điện thoại: 110), thông báo tình hình sảy ra, địa điểm sảy ra tai nạn, tình hình của nạn nhân như thế nào…Tốt nhất bạn lên chụp lại ảnh hiện trường.

– Sơ cứu nạn nhân: Nếu bạn không phải là bác sĩ, sinh viên y khoa, hoặc chí ít đã học qua những khóa sơ cứu cơ bản, thì tuyệt đối không được tự ý sơ cứu nạn nhân. Nhiều trường hợp sơ cứu không đúng cách đã khiến cho tình trạng bệnh nhân nguy cấp hơn. Tốt nhất, hãy để nạn nhân nằm yên vị cho đến khi xe cứu thương đến.

– Tiếp theo bạn cần làm là quan sát hiện trường xung quanh, để ý xem có mối đe dọa nào khác không. Một vài nguy cơ thường gặp khi xảy ra tai nạn giao thông như xe rò rỉ xăng, động cơ vẫn đang chạy, hoặc thậm chí là bốc cháy. Nếu có thể, hãy tìm cách tắt động cơ xe…

Trường hợp bạn là nạn nhân

Nếu bạn bị thương nhưng còn tỉnh táo thì hay gọi điện cho cảnh sát trình báo sự việc và xe cứu thương.

– Cho dù bị thương nhẹ cũng phải đi khám bác sĩ để chuẩn đoán tình trạng của bạn.

– Xác nhận đầy đủ thông tin của đối tượng như bằng lái xe, (xác định các thông tin như tên tuổi, địa chỉ đối tượng và chủ của chiếc xe, biển số xe, ngày tháng năm đăng ký bảo hiểm, công ty bảo hiểm… ).

– Bảo quản các chứng cứ tai nạn lẫn người làm chứng (người mục kích tai nạn). Xin địa chỉ liên lạc của người làm chứng.

Nếu bạn  là người bị nạn trong tai nạn giao thông tại Nhật Bản và đang phải nằm viện, thì bạn có thể yêu nhận được bồi thường những loại loại như sau:

– Thiệt hại trực tiếp: chi phí y tế, chi phí đi lại bệnh viện, phí nằm viện, chi phí ma chay,v.v…

– Thiệt hại gián tiếp: tổn thất do phải nghỉ việc, những nguồn lợi không thu được.

– Tiền an ủi: những nỗi đau về mặt thể chất và mặt tinh thần.

Trường hợp bạn là người gây tai nạn

Khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, nếu chẳng may bạn gây tai nạn giao thông thì hãy làm những việc sau:

Hãy cứu người đã bị thương: Hãy sơ cứu vết thương trong phạm vi có thể. Trường hợp bị thương nặng, bất tỉnh thì không được di chuyển ra khỏi vị trí mà hãy gọi ngay xe cấp cứu. (Điện thoại: số 119).

Hãy liên hệ với cảnh sát: Hãy liên hệ ngay với cảnh sát. (Điện thoại: số 110). Nếu không trình báo trước với cảnh sát thì bạn sẽ không được cấp giấy chứng minh tại nạn giao thông, dùng khi yêu cầu thanh toán tiền bảo hiểm sau này.

Hãy liên hệ với công ty bảo hiểm: Hãy liên hệ với công ty bảo hiểm mà bạn đã tham gia. Đàm phán bồi thường với bên bị hại trong vụ tai nạn sẽ được tiến hành thông qua công ty bảo hiểm. Bạn tuyệt đối không hứa với bên bị hại “Tôi sẽ trả tiền điều trị, tiền sửa chữa” khi không có sự đồng ý của công ty bảo hiểm bởi vì đôi khi về sau tiền bảo hiểm sẽ không được trả.

Đặc biệt với các bạn tu nghiệp sinh tại Nhật Bản khi tiếng nhật chưa thành thạo, tinh thần còn dao động, thì đầu óc bạn sẽ trở nên trống rỗng, cái gì bạn cũng trả lời là “Vâng, vâng” nhưng bạn phải bình tĩnh và nói với người bị nạn là “Liên quan đến chi phí điều trị, sửa chữa xe thì tôi sẽ xác nhận với công ty bảo hiểm”, “Tôi sẽ nhờ người chịu trách nhiệm bên công ty bảo hiểm liên lạc”. Bên cạnh đó, bạn hãy ghi lại tên, địa chỉ liên hệ, biển số xe của đối phương.

Các bạn hãy áp dụng những điều trên để có hướng xử lý khi gặp tai nạn giao thông tại Nhật Bản!

Nguồn: duhocdieuduongnhatban.net

Facebook Comments Box