Để không bị nhầm lẫn giữa giấy chứng nhận tư cách lưu trú và Visa khi đi Xuất khẩu Lao động Nhật Bản, người lao động không nên bỏ qua bài viết sau đây!
- 9 bước trong quy trình đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
- Những điều cần biết về Visa vĩnh trú khi đi XKLĐ Nhật Bản
- Cách xử trí khi bị mất thẻ lưu trú ở Nhật Bản
Hướng dẫn phân biệt giấy chứng nhận tư cách lưu trú và Visa đi Nhật
Visa (ビザ) và giấy chứng nhận tư cách lưu trú (在留資格認定証明書) là 2 loại giấy tờ cần thiết bắt buộc mà thực tập sinh hoặc người lao động khi đi Xuất khẩu Lao động Nhật Bản cần phải mang theo để tiến hành thủ tục xin giấy phép nhập cảnh vào lãnh thổ Nhật Bản. Vậy Visa và giấy chứng nhận tư cách lưu trú tại Nhật là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Visa là gì?
Visa (còn tên gọi khác là thị thực) đây là giấy chứng nhận của cơ quan nhập cư thuộc một quốc gia để xác minh bạn (hoặc một người nào đó) được cấp phép nhập cảnh vào quốc gia đó trong một khoảng thời gian quy định tùy trường hợp như nhập cảnh 1 lần hay nhiều lần.
Cục xuất nhập cảnh sẽ xem xét, kiểm tra passport (hộ chiếu) và nếu không có vấn đề gì thì sẽ được đại sứ quán, lãnh sự quán Nhật Bản cấp Visa cho bạn (thường là một sticker dán vào hộ chiếu).
Có một số trường hợp ngoại lệ không cần Visa mà vẫn có thể nhập cảnh vào Nhật Bản nếu: Người có mang hộ chiếu của những Quốc gia có ký kết hiệp định miễn thị thực nhập cảnh với Nhật, Người được cấp phép tái nhập cảnh, hat trường hợp được nhập cảnh đặc biệt (quá cảnh trong vòng 72 giờ)…
Mẫu Visa Nhật Bản
Giấy chứng nhận tư cách lưu trú
Giấy chứng nhận tư cách lưu trú tại Nhật là hình thức phân loại những hoạt động mà người nước ngoài nhập cảnh, cư trú tại Nhật được phép làm. Người nước ngoài được tự do hoạt động trong phạm vi cho phép của tư cách và trong thời hạn còn hiệu lực của tư cách đó. Tại Nhật Bản có khoảng 27 tư cách lưu trú khác nhau, trong đó:
- Tư cách lưu trú có thể làm việc được: 17 loại.
- Tư cách lưu trú không thể làm việc: 5 loại.
- Tư cách lưu trú dựa trên thành phần bản thân hoặc vị trí xã hội: 5 loại.
Tuy nhiên, tư cách có thể làm việc chỉ được tham gia những hoạt động nằm trong phạm vi cho phép của tư cách. Ví dụ:
- Tư cách “Kỹ sư” chỉ được làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến ngành nghề đã xin và phải là những việc có tính chuyên môn cao.
- Tư cách “Thực tập sinh kỹ năng” chỉ được làm việc tại doanh nghiệp tiếp nhận, không được tự do chuyển đổi công việc.
- Tư cách “Du học sinh” không thuộc nhóm được quyền lao động. Nếu muốn được làm việc ngoài quy cách phải xin giấy phép lao động, và chỉ được làm việc tối đa 28 giờ/tuần.
Tóm lại, sự khác nhau lớn nhất giữa Visa và Giấy chứng nhận tư cách lưu trú đó là: Visa là để có thể nhập cảnh vào Nhật Bản còn Giấy chứng nhận tư cách lưu trú là để hoạt động (học tập và làm việc) trong một phạm vi cho phép.
Mẫu giấy chứng nhận tư cách lưu trú
Thời gian xin giấy chứng nhận tư cách lưu trú và visa như thế nào?
Thời gian xin cấp giấy chứng nhận tư cách lưu trú và Visa hoàn toàn khác nhau, cụ thể:
Giấy chứng nhận tư cách lưu trú
- Nếu là du học sinh: Thời gian xin tư cách lưu trú của du học sinh từ 2 đến 3 tháng tính từ khi nộp hồ sơ lên cục xuất nhập cảnh.
- Nếu là tu nghiệp sinh và kĩ thuật viên: Thời gian xin tư cách từ 2 đến 3 tháng kể từ ngày công ty tiếp nhận và nghiệp đoàn làm nộp hồ sơ lên xuất nhập cảnh.
Visa
Thời gian để Đại sứ quán/Lãnh sự quán Nhật Bản trả kết quả (tính từ khi bạn nộp hồ sơ) đối với:
- Visa du lịch là 8 ngày làm việc;
- Visa công tác và Visa thăm thân là 5 ngày làm việc (Không tính thứ 7, Chủ Nhật và ngày đầu tiên nộp vào).
Xin Visa hay xin giấy chứng nhận tư cách lưu trú khó hơn?
Để nói về độ khó thì có lẽ là xin Visa khó hơn vì nhiều khi bạn phải đi phỏng vấn ở đại sư quán hay lãnh sự quán của Nhật Bản ở Việt Nam.
Thông thường thì giấy chứng nhận tư cách lưu trú sẽ được người đại diện (các công ty tư vấn) xin được cấp ở Nhật và bạn chỉ mất thời gian chờ đợi còn để xin visa thì sẽ bị xem xét kỹ càng hơn rất nhiều.
Hy vọng với chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp các bạn du học sinh, thực tập sinh, người XKLĐ sẽ phân biệt được rõ 2 khái niệm Visa và giấy chứng nhận tư cách lưu trú. Chúc các bạn thành công!
Nguồn: duhocdieuduongnhatban.net tổng hợp