Dưới đây là danh sách liệt kê 4 loại bảo hiểm mà người lao động bắt buộc cần phải đóng khi đi xuất khẩu lao động làm việc và sinh sống tại Nhật Bản.
- Hướng dẫn trả lời phỏng vấn Xuất khẩu lao động Nhật Bản
- Điểm mặt 10 loại thuốc cần biết khi đi Xuất khẩu lao động Nhật Bản
- Thời hạn đi Xuất khẩu lao động Nhật Bản trong bao lâu?
4 loại bảo hiểm bắt buộc phải đóng khi đi XKLĐ Nhật Bản
Đối với người lao động khi XKLĐ, sinh sống và làm việc tại Nhật Bản đều sẽ phải tham gia và đóng tiền rất nhiều loại bảo hiểm bắt buộc khác nhau và số tiền được này đã được khấu trừ vào số tiền lương hàng tháng mà người lao động nhận được.
Dưới đây là 4 loại bảo hiểm cần phải tham gia, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia các loại bao hiểm này nhé!
Bảo hiểm Y tế Quốc Dân (YTQD)
Đây là một loại bảo hiểm chi trả các chi phí điều trị y tế trong các trường hợp ốm đau, bệnh tật, thương tật và là bảo hiểm yêu cầu tất cả các công dân sinh sống tại Nhật bắt buộc phải tham gia.
Các đối tượng bắt buộc phải tham gia gồm:
- Đối tượng là tất cả các công dân người Nhật Bản.
- Đối tượng là người có tư cách tham gia gia lưu trú từ 3 tháng trở lên.
- Đối với các đối tượng là người có tư cách lưu trú (chưa đủ 3 tháng) sẽ được chính quyền nơi sinh sống cấp cho tư cách lưu trú trên 3 tháng khi đi theo diện lưu diễn, thực tập sinh, công việc đặc thù… hoặc một số trường hợp đặc biệt khác.
Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm YTQD:
- Người tham gia sẽ được chi trả 70% chi phí khi khám, chữa bệnh tại bệnh viện và chỉ chịu 30% chi phí còn lại.
- Sẽ được hoàn trả chi phí y tế (phần vượt mức) khi người tham gia phải trả chi phí vượt mức theo quy định bảo hiểm trong một tháng.
- Khi sinh con, người tham gia sẽ được chi trả một phần chi phí chu cấp sinh con và nuôi con qua bảo hiểm cho chủ hộ.
- Người thân của người tham gia bảo hiểm sẽ được chi trả một phần chi phí tang chế khi người tham gia đóng bảo hiểm qua đời.
- Các trường hợp đặc biệt khác sẽ có các chế độ hỗ trợ đặc biệt dành riêng cho người tham gia mắc các bệnh tật đặc biệt.
Để tham gia đóng loại bảo hiểm này, người tham gia cần có giấy chứng nhận hoặc thẻ cư trú trên 3 tháng tại nơi sinh sống và sẽ liên hệ với các cơ quan phụ trách tại tòa thị chính của thành phố, huyện, thị trấn,… để được hướng dẫn.
Bảo hiểm xã hội (BHXH)
Đây là mọt loại bảo hiểm mà người lao động có thể nhận lại số tiền đã đóng bao gồm: Bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm lao động, bảo hiểm TNLĐ, … sau khi kết thúc hợp đồng làm việc tại một cơ quan, công ty và trở về nước.
BHXH sẽ do các công ty, cơ quan, xí nghiệp… đoàn bảo hiểm phụ trách, người lao động sẽ liên hệ và đăng ký đóng bảo hiểm tại nơi mình đang làm việc và mức thu BHXH của mỗi công ty, xí nghiệp… sẽ khác nhau tùy thuộc vào các chế độ bảo hiểm của công ty, xí nghiệp đối với người lao động. Thông thường, mức đóng BHXH sẽ 50/50 giữa người sử dụng sức lao động và người lao động.
Danh sách 4 loại bảo hiểm cần đóng khi XKLĐ tại Nhật Bản
Bảo hiểm hưu trí Quốc dân (HTQD)
Đây là một loại bảo hiểm bắt buộc đối với tất cả mọi người sinh sống và làm việc tại Nhật Bản (kể cả người nước ngoài có tư cách lưu trú) giống như Bảo hiểm YTQD.
Tuy nhiên, mục đích của việc tham gia bảo hiểm này là dùng để hỗ trợ và phục cấp cho những người già, người tàn tật và thân nhân những người mất/tử vong.
Bảo hiểm hưu trí phúc lợi (HTPL)
Bảo hiểm HTPL sẽ do người sử dụng lao động và người lao động mỗi bên cùng nhau chi trả (50/50) và chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp theo diện biên chế với mục đích sử dụng tương tự như bảo hiểm hưu trí quốc dân, đó là: trợ cấp cho người già, người tàn tật và gia quyến của những người đã mất.
Một số lưu ý khi tham gia đóng 4 loại bảo hiểm trên
Khi đi Xuất khẩu lao động Nhật Bản, người lao động phải có nghĩa vụ đóng các tiền thuế và các loại bảo hiểm theo quy định trong thời gian lao động tại Nhật Bản và các số tiền đã đóng người lao động sẽ được hoàn trả sau khi về nước.
Trong 2 loại bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội, người lao động bắt buộc phải tham gia 1 trong 2 loại bảo hiểm này. Trường hợp, nếu đã tham gia 社会保険 theo công ty thì không cần phải đóng 国民健康保険 nữa.
Số tiền bảo hiểm hưu trí quốc dân và bảo hiểm hưu trí phúc lợi, người lao động sẽ được hỗ trợ hoàn trả lương hưu trong một lần sau khi không tham gia bảo hiểm nữa vì thời gian làm việc của người lao động, thực tập sinh… tương đối ngắn. Vì vậy, người lao động cần phải làm thủ tục xin truy lĩnh lương một lần trước khi về nước sau khi thôi bảo hiểm.
Trên đây là một số thông tin cơ bản người lao động cần phải hiểu và nắm rõ các nghĩa vụ và quyền lợi của bản thân khi tham gia đóng tiền bảo hiểm ở Nhật Bản. Chúc các bạn hoàn thành tốt các nghĩa vụ và công việc của mình.
Nguồn: duhocdieuduongnhatban.net tổng hợp