Các mạng điện thoại ở Việt Nam không thể sử dụng khi đi Xuất khẩu lao động tại Nhật Bản. Vì vậy, bạn cần có sự tìm hiểu và lựa chọn nhà mạng tốt nhất để sử dụng nhé!
- Cách viết tiếng Nhật trên Smartphone và máy tính đơn giản
- Hướng dẫn cách đọc và cách tính lương khi làm việc XKLĐ tại Nhật Bản
- Cách gọi điện thoại quốc tế từ Việt Nam sang Nhật Bản
3 nhà mạng điện thoại lớn nhất tại Nhật Bản, bạn có biết?
Khác với Việt Nam, tại Nhật Bản hiện nay đang có 3 nhà mạng điện thoại di động lớn nhất và nổi tiếng nhất đó là: KDDI (Au), Docomo NTT và Softbank. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và tìm ra nhà mạng điện thoại sử dụng phù hợp với nhu cầu bản thân tại Nhật Bản nhé!
Điểm khác biệt của nhà mạng điện thoại tại Nhật Bản và Việt Nam?
Khác với Việt Nam, điện thoại di động tại Nhật Bản không buôn bán tại các cửa hàng điện thoại nhỏ, lẻ mà sẽ được 3 nhà mạng lớn gồm: KDDI (Au), Docomo NTT và Softbank trực tiếp phân phối đến người dùng.
Các nhà mạng tại Nhật Bản điện thoại không thể đổi dùng cho nhau vì sử dụng các tần sóng riêng khác nhau. Vì vậy, nếu bạn mang điện thoại từ Việt Nam sang Nhật Bản thì cùng không thể sử dụng liên lạc được.
Mỗi nhà mạng sẽ cung cấp các hãng điện thoại khác nhau, ví dụ: Nhà mạng Sortbank sẽ cung cấp các hãng điện thoại như: iPhone, Aquos… Nhà mạng Docomo sẽ cung cấp các hàng điện thoại như: Samsung, Sony… Và nhà mạng được người Xuất khẩu lao động ưa chuộng nhất là nhà mạng Softbank.
Người dùng cần phải làm thủ tục đăng ký mua điện thoại và hời điểm tháng 04 hoặc tháng 09 chính là thời điểm thích hợp nhất.
KDDI (Au), Docomo NTT, Softbank: 3 nhà mạng lớn tại Nhật Bản
So sánh 3 nhà mạng lớn tại Nhật Bản
Bạn cần có sự so sánh và cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định vì ở Nhật Bản mua điện thoại nào thì bắt buộc phải dùng dịch vụ mạng đi theo chứ không được thay đổi. Dưới đây là một số gợi ý nhỏ bạn có thể tham khảo nhé!
Về giá cả
STT | Danh mục so sánh | Docomo | AU | Softbank |
1 | Tên gói cước | Type Xi Ninen | Plan Z simple | Softbank 3G |
2 | Phí gọi và nhắn tin cố định (Bắt buộc) | 780 yên | 980 yên | 980 yên |
3 | Cước cuộc gọi | 21 yên / 30 giây | 21 yên / 30 giây (21g – 1g) | 21 yên / 30 giây (21g – 1g) |
4 | Gọi miễn phí | Trả thêm 780 yên để miễn phí 24/24 | Miễn phí từ 1 – 21g | Miễn phí từ 1 – 21g |
5 | Cước tin nhắn | Không tìm thấy | Miễn phí 24/24 | Miễn phí 24/24 |
6 | Cước dịch vụ internet cố định (tùy chọn) | 315 yên | 315 yên | 315 yên |
7 | Cước internet theo lượng sử dụng | – | 0.21 yên / packet | – |
8 | Tiền máy điện thoại trả chậm trong 2 năm | – | – | – |
Theo như bảng thống kê ở trên chúng ta có thể thấy:
- Giá dịch vụ thì nhà mạng Softbank có giá cao nhất, rồi đến AU và Docomo.
- Giá sử dụng mạng thì nhà mạng Sortbank, AU lại rẻ hơn nhiều so với Docomo.
Các chương trình khuyến mãi
STT | Danh mục so sánh | Docomo | AU | Softbank |
1 | Loại máy Smartphone | Arrows X | iPhone | iPhone |
2 | Phí gọi và nhắn tin cố định (Bắt buộc) | 0 yên (3 năm) | 0 yên (3 năm) | 0 yên (3 năm) |
3 | Cước dịch vụ internet cố định (tùy chọn) | 315 yên | 315 yên | 315 yên |
4 | Cước internet LTE dùng thoải mái | 4.935 yên | 5.460 yên | 5.460 yên |
5 | Tiền máy điện thoại trả chậm trong 2 năm | 3.325 yên | 2.140 yên | 2.140 yên |
6 | Khuyến mãi: giảm phí dịch vụ mỗi tháng | – 2.100 yên | – 1.480 yên | Không tìm thấy |
Tốc độ đường truyền và mật độ phủ sóng
Theo đánh giá của người dùng, nhà mạng Docomo có chất lượng đường truyền và mật độ phủ sóng rộng và tốt nhất (có thể phủ sóng trên núi Phú Sĩ). Vì vậy, nếu bạn thích chơi game và giải trí, liên hệ bạn bè qua mạng internet không bị gián đoạn thì có thể sử dụng Docomo nhé!
Hãng điện thoại độc quyền của các nhà mạng
- Nhà mạng Docomo: Phân phối Samsung, Sony, iPhone X.
- Nhà mạng AU và Softbank: chỉ phân phối Iphone.
Điều kiện đăng ký mua điện thoại ở Nhật Bản là gì?
Tại Nhật Bản để đăng ký mua điện thoại, người dùng cần phải có độ tuổi từ 20 tuổi trở lên. Trường hợp dưới 20 tuổi, phải có người lớn đứng tên mua giúp.
Nếu mua điện thoại bằng hình thức trả góp (thời gian trả góp trong 24 tháng), người lao động đi Xuất khẩu lao động Nhật Bản phải có thời hạn visa từ 2 năm trở lên.
Người mua phải có thẻ Credit Card (thẻ tín dụng) để tránh trường hợp mua trả góp mà không trả tiền.
Khi đăng ký mua điện thoại tại Nhật Bản, người mua cần chuẩn bị đủ 03 loại giấy tờ sau:
- Hộ chiếu.
- Thẻ lưu trú tại Nhật Bản (được cấp khi nhập cảnh vào Nhật Bản tại sân bay).
- Thẻ tín dụng/ATM ngân hàng tại Nhật (để trừ tiền cước hoặc tiền mua trả góp hàng tháng).
Hy vọng với các thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn lựa chọn cho mình một nhà mạng và hãng điện thoại riêng cho bản thân. Chúc các bạn thành công!
Nguồn: duhocdieuduongnhatban.net tổng hợp