SHARE

Người lao động ở Nhật có tham gia đóng bảo hiểm đầy đủ theo quy định, khi bị sa thải hoặc thất nghiệp tại Nhật Bản được hưởng những quyền lợi gì? Hãy cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết sau nhé!

Bị sa thải tại Nhật Bản, người lao động có những quyền lợi gì?

Với thực trạng hiện tại, số lượng thực tập sinh, người Việt Nam tham gia Xuất khẩu lao động Nhật Bản bị sa thải hoặc bị cho nghỉ việc trước hạn rất nhiều. Để giúp người lao động có thể hiểu rõ hơn một số quyền lợi của mình khi bị sa thải, bài viết sau đây sẽ tổng hợp đầy đủ các quyền lợi của người lao động được hưởng khi làm việc tại Nhật bị sa thải. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Một số vấn đề liên quan đến sa thải tại Nhật

Sa thải là việc kết thúc hợp đồng lao động từ một phía theo yêu cầu của đơn vị tiến hành tuyển dụng, gọi cách khác là bên sử dụng lao động. Theo Luật lao động Nhật Bản, các đơn vị tuyển dụng không được sa thải người lao động giữa chừng hợp đồng đó nếu không phải là trường hợp bất khả kháng.

Việc sa thải phải được tiến hành theo các thủ tục sau:

  • Phải thông báo trước ít nhất là 30 ngày cho người lao động.
  • Trường hợp không thông báo trước ít nhất 30 ngày cho người lao động mà tiến hành sa thải, bên sử dụng lao động sẽ phải thanh toán phụ cấp thông báo sa thải theo số ngày tính đến khi sa thải.
  • Trường hợp có quyết định sa thải, người lao động phải có văn bản ghi rõ lý do bị sa thải.

Nếu việc sa thải vì lý do từ phía người lao động và đã được Trưởng cơ sở giám sát thực hiện tiêu chuẩn lao động chấp nhận, thì việc sa thải không cần thông báo trước và không phải thực hiện việc thanh toán phụ cấp.

Theo thông tin Phòng truyền thông Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Luật lao động Nhật Bản nghiêm cấm bên sử dụng lao động không được sa thải người lao động trong các trường hợp sau:

  • Sa thải người lao động đang trong thời gian nghỉ việc do chấn thương trong công việc và trong vòng 30 ngày sau đó.
  • Sa thải do đã tố cáo với Cơ sở giám sát thực hiện tiêu chuẩn lao động. Người lao động nếu bị thông báo sa thải, có thể trao đổi với Hiệp hội về thông báo sa thải của bên sử dụng lao động.

Những quyền lợi khi bị sa thải tại Nhật cần phải biết!

Bị sa thải tại Nhật Bản, người lao động có những quyền lợi gì?

Sau đây là một số quyền lợi mà người lao động Việt Nam tại Nhật Bản có thể được hưởng nếu bị sa thải hoặc thất nghiệp, không lương thậm chí không có chỗ ở, không thể quay trở về nước.

Người lao động có quyền được thanh toán tiền trợ cấp nghỉ việc

Nếu người lao động bị nghỉ việc với lý do bị quy trách nhiệm cho bên sử dụng lao động thì phải thực hiện việc thanh toán thù lao nghỉ việc không dưới 60% mức lương trung bình cho người lao động.

Được quyền tạm ứng tiền lương chưa thanh toán

Luật về đảm bảo thanh toán lương có chế độ tạm ứng một phần tiền lương chưa thanh toán cho người lao động phải nghỉ việc mà chưa được thanh toán tiền lương do bên sử dụng lao động phá sản.

Người lao động có thể liên hệ Ban giám sát thuộc Phòng tiêu chuẩn lao động Sở Lao động của địa phương hoặc nơi gần nhất về nội dung chi tiết điều kiện được hưởng tạm ứng cũng như khoản lương chưa thanh toán thuộc đối tượng được tạm ứng theo chế độ này.

Được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp

Người lao động bị thất nghiệp thì sẽ được chu cấp khoản cần thiết để ổn địng cuộc sống (kể cả thất nghiệp do bên sử dụng lao động phá sản) nếu đáp ứng được các điều kiện nhất định thì sẽ được hưởng khoản chu cấp này. Đó là:

  • Bên sử dụng lao động phải làm thủ tục tham gia.
  • Tổng số tháng tham gia bảo hiểm lao động phải tối thiểu từ 6 tháng trở lên, tính từ 1 năm trước ngày nghỉ việc và số ngày cơ bản nhận tiền lương trong tháng tham gia phải trên 11 ngày.

Bên sử dụng lao động và người lao động phải gánh chịu phí bảo hiểm thất nghiệp như sau:

Số tiền lương x tỷ lệ bảo hiểm (nếu ngành nghề thông thường là 0,3%; ngành nông lâm ngư nghiệp là 0,4%; ngành xây dựng là 0,4%).

Làm thủ tục nhận bảo hiểm thất nghiệp tại trung tâm giới thiệu việc làm.

Thủ tục yêu cầu thanh toán khoản tiền khi ly khai khỏi bảo hiểm lương hưu phúc lợi, quỹ lương hưu nhân dân.

Nguồn: duhocdieuduongnhatban.net tổng hợp

Facebook Comments Box