SHARE

Trong các bảng xếp hạng quốc tế, Nhật Bản là một trong những nước có nền giáo dục phổ thông tốt nhất thế giới.

Giáo dục Nhật Bản tiên tiến và nghiêm khắc
Giáo dục Nhật Bản tiên tiến và nghiêm khắc

Theo ghi nhận của ban tư vấn du học, trường đại học Lương Thế Vinh, trên thế giới có rất nhiều khu vực địa lý sở hữu nền giáo dục tiên tiến, văn minh, hiện đại và được đánh giá cao về chất lượng đào tạo. Nhật Bản là đại diện Châu Á được nhắc đến nhiều trên trường quốc tế về nên giáo dục tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Ở Nhật, năm học thường bắt đầu vào tháng 4 và có 3 học kỳ. Các kỳ nghỉ của học sinh kéo dài khoảng 2 tháng gồm nghỉ đông, nghỉ xuân và dài nhất là nghỉ hè khoảng hơn 1 tháng. Nhà nước bảo đảm cho học sinh tiểu học với chương trình kéo dài 6 năm và chương trình 3 năm THCS được miễn phí. Sang cấp học THPT học sinh không phải bắt buộc và phải trả học phí.

Giáo dục ở cấp Tiểu học (6 năm) và THCS (3 năm):

Ở Nhật Bản, trẻ 6 tuổi bắt đầu cắp sách tới trường. Trong suốt 6 năm học ở tiểu học, học sịnh thường không phải chịu áp lực về điểm số, hầu như các bài kiểm tra của các em không có điểm. Điểm chỉ được chấm để lên lớp. Học sinh tiểu học viết bằng bút chì thường để có thể sửa lỗi. Có rất ít bài tập về nhà dành cho trẻ, thông thường trẻ chỉ làm trong khoảng 15 phút là xong bài.

Các em học sinh tiểu học thường không phải mặc đồng phục. Khi học lớp 2 trở lên, các bé được phát 2 chiếc mũ, một mũ dùng cho mùa hè, một mũ dùng cho mùa đông. Việc sử dụng mũ nào sẽ được trường thông báo chính thức cho phụ huynh học sinh để cha mẹ có thể giúp cho các bé thay đổi. Ngoài ra các bé còn được trang bị ba lô đồng phục. Tại các trường phổ thông, ba lô của học sinh phải đồng màu, nữ dùng màu đỏ, nam dùng màu đen.

Giáo dục Nhật Bản tiên tiến và nghiêm khắc
Giáo dục Nhật Bản tiên tiến và nghiêm khắc

Ngay từ lớp 1, học sinh Nhật Bản phải tự đến trường, phụ huynh không được đưa đón con, điện thoại bị cấm sử dụng ở trường, chỉ khi các em học THPT mới được sử dụng. Học sinh tiểu học đến trường theo nhóm do một học sinh 12 tuổi phụ trách. Ở lớp 1, học sinh đội mũ màu vàng để dễ được nhận ra khi sang đường. Với những quy định này, ngay từ những ngày đầu ở trường học sinh đã được rèn tính tự lập.

Mục tiêu của chương trình giáo dục cấp tiểu học và Trung học cơ sở ở Nhật là rèn luyện cho học sinh hạnh kiểm tốt, tính kỷ luật tốt, tự lập, lễ phép và có tính tổ chức. Vì thế mà đa số học sinh Nhật Bản có hạnh kiểm tốt, luôn chào hỏi, kính trọng thầy cô giáo và học sinh lớn tuổi hơn, ngoan ngoãn, sạch sẽ, nề nếp.

Ở cấp THPT:

Một trong những đặc điểm quan trọng của các trường phổ thông Nhật Bản là thành phần của lớp thay đổi hằng năm. Vào cuối năm học, học sinh nộp cho ban giám hiệu tên của 3 học sinh mà các em muốn hoặc không muốn học cùng. Những mong muốn này có thể được lưu ý.

Tin tức giáo dục ghi nhận, hằng năm, giáo viên trong lớp cũng thay đổi. Cứ 3 hoặc 4 năm, giáo viên được chuyển từ trường này sang trường khác. Mục đích là tránh thiên vị học sinh trong lớp và để không xảy ra hiện tượng trường mạnh, trường yếu.

Giáo dục ở cấp tiểu học và trung học cơ sở mọi quy định thường khá lỏng lẻo, mục đích phát triển và rèn luyện nếp sống cho trẻ. Nhưng khi trẻ lên cấp THPT thì áp lực vô cùng nặng nề, đây là nền tảng để các em đặt mục tiêu vào một trường đại học danh tiếng. Điều này sẽ bảo đảm một công việc được trả lương cao.

Dù là một nước có nền giáo dục được đánh giá cao, thế nhưng vẫn còn một số điểm bất cập, cụ thể là học sinh từ cấp THPT, rồi cao hơn là sinh viên Đại học phải chịu áp lực vô cùng lớn. Không chỉ học sinh, mà cả giáo viên cũng bị quá tải. Theo ghi nhận của ban tư vấn du học, trường đại học Lương Thế Vinh về số liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), giáo viên Nhật bận rộn nhất thế giới. Họ dành khoảng 54 giờ/tuần cho công việc, trong khi định mức trung bình ở các nước khác là 38 giờ/tuần. Tuy nhiên, xét về giờ dạy, chỉ số của họ dưới mức trung bình, thời gian và sức lực của họ chủ yếu dành cho việc chuẩn bị bài giảng, họp, quản lý các nhóm ngoại khóa…

Facebook Comments Box