Đối với du học sinh và công nhân Việt Nam đi xuất khẩu lao động Nhật Bản đều rất muốn kiếm cho mình một việc làm để tăng thêm thu nhập cũng như trang trải chi phí đắt đỏ khi sống và làm việc tại đây.
- Du học Nhật Bản và những điều du học sinh cần biết
- Điều dưỡng viên là ngành nghề của tương lai
- Việc làm tiếng Nhật lương cao nhất hiện nay
Những điều cần tránh khi làm thêm tại Nhật Bản
Việc làm thêm tại Nhật không chỉ giúp du học sinh hoặc người lao động việc tăng thu nhập để trang trải chi phí sinh hoạt đắt đỏ mà còn là cơ hội để trải nghiệm cuộc sống và con người nước Nhật. Văn hóa Nhật Bản có khá nhiều điểm tương đồng với văn hóa Việt Nam bởi đều xuất phát từ 1 gốc “Phương đông” tuy nhiên người Nhật có lối ứng xử riêng thể hiện bản sắc của họ mà bạn cần tuân thủ.
Bài viết dưới đây trang du học điều dưỡng Nhật Bản sẽ tổng hợp những lỗi cần tránh mà bạn rất dễ mắc phải khi đi làm thêm ở Nhật.
Điều tối kỵ đầu tiên khi làm thêm tại Nhật là Trễ giờ làm
Đây là lỗi mà các thực tập sinh du học tại Nhật sẽ mắc phải nhất khi đi làm thêm. Do các bạn còn lịch học ở trường nên đôi khi không đảm bảo được thời gian khi đi làm. Giờ giấc đối với người Nhật thật sự rất quan trọng, một khi họ đã đăng ký giờ nào thì dù cho bất cứ chuyện gì xảy ra họ cũng cố hết sức thu xếp để không làm ảnh hưởng công việc, ảnh hưởng đến tập thể. Vậy nên việc bạn đi trễ thậm chí là thường xuyên đi trễ là điều không thể chấp nhận được ở Nhật.
Trễ giờ làm
Có rất nhiều du học sinh người Việt khi đi làm Arubaito mỗi ngày gần như đều có những lý do đi muộn không chính đáng như: Ngủ quên, bận tìm đồng phục v.v… nên quán đó đã lập ra một quy định là: Trễ 1 phút thì trừ lương 15 phút. Có thể khi nghe bạn sẽ thấy quy định này thật quá khắt khe, tuy nhiên nó thật sự đã có hiệu quả ngay lập tức.
Ở Nhật, trong công việc bạn có thể tiếp thu chậm, có thể không nhiệt tình nhưng bạn nhất định phải đảm bảo được thời gian. Nếu bạn hay đi trễ, hay trốn việc như thế thì lịch làm của bạn sẽ bị cắt giảm, nặng hơn nữa là đuổi việc. Vậy nên, nếu bạn có việc đột xuất không thể đến đúng giờ thì hãy gọi báo cho nơi làm trước khoảng một tiếng để có thể sắp xếp công việc.
Điều cần tránh thứ hai là “Nghỉ không xin phép”
Điều cần tránh khi làm thêm tại Nhật tiếp theo là việc nghỉ không xin phép. Vấn đề nghỉ không xin phép là vô cùng thất lễ và là hành động ích kỷ, thiếu tôn trọng công việc dù là ở bất cứ môi trường nào chứ không riêng gì Nhật Bản.
Trong trường hợp bạn không muốn tiếp tục công việc nữa, muốn nghỉ việc thì cũng nên thông báo trước 1 tháng hoặc hơn để họ có thể tìm người, chỉ bảo cho người đó thạo công việc trước khi bạn nghỉ. Dẫu là bạn sắp nghỉ việc, có thể từ nay về sau không còn gặp lại những người làm cùng nhưng hãy để cho họ ấn tượng tốt về bạn, về một người nước ngoài đến cuối cùng.
Vậy nên, cho dù là nghỉ một ngày hay nghỉ việc hẳn, việc thông báo với người quản lý là bắt buộc. Nó thể hiện bạn là người có trách nhiệm với công việc và cũng giúp mọi người tránh khỏi những rắc rối không đáng có.
Điều cần tránh khi làm thêm tại Nhật: “Về đúng giờ”
Tại sao về đúng giờ lại là điều không nên khi đi làm thêm tại Nhật Bản? Về đúng giờ là việc hết sức bình thường trong mắt chúng ta. Tuy nhiên, người Nhật lúc nào họ cũng nán lại tầm 5-10 phút để hoàn thành nốt công việc còn dang dở rồi mới ra về. Việc bạn về chuẩn từng giây phút một thực sự là một hành động không đẹp đối với người Nhật.
Thông thường mình sẽ làm cho đến khi người quản lý gọi tên và nói mình có thể về. Cũng có lúc họ quá bận sẽ quên nhắc bạn nên bạn cứ làm thêm tầm 5-10 phút thì hỏi người quản lý có thể về được chưa. Nếu bạn lúc nào cũng về đúng giờ thì sẽ bị đánh giá là không nhiệt tình trong công việc.
Điều cần tránh tiếp theo là “Nhờ người chấm công hộ”
Nhờ người chấm công hộ đây thật sự là một lỗi nặng bởi nó thể hiện sự cố tình ăn gian giờ làm, gian lận tiền lương. Lỗi này cần phải chú ý tránh khi làm thêm tại Nhật Bản, nếu bạn bị phát hiện, không đơn thuần là khiển trách mà có thể bị kiện, bồi thường và bị đuổi việc ngay lập tức.
Trong mắt người Nhật lỗi gian dối này là điều rất kinh khủng và không thể chấp nhận cho một nhân viên lừa họ làm việc chăm chỉ đúng giờ để nhận lương thưởng đầy đủ mà lại đi muộn về sớm. Một số nơi làm việc đông người chủ nước ngoài đã bố trí camera ở nơi check thẻ, hoặc chuyển sang check bằng vân tay,…
Thật ra người Nhật họ biết hết các mẹo vặt khôn lỏi, chỉ là họ đang quan sát để tìm đủ bằng chứng thôi. Bạn bận việc muốn về sớm hoặc vào muộn chỉ cần thành thật báo với họ lý do rõ ràng sẽ được chấp nhận, không nên gian lận từ những điều nhỏ nhất.
Lấy đồ không xin phép, không thanh toán
Khi làm việc tại các combini hoặc nhà hàng, bạn là nhân viên sẽ được hưởng nhiều ưu đãi, được ăn uống rẻ hơn, được mang đồ ăn (cho phép) về nhà…Nhưng không phải vì vậy bạn có thể vô tư mang luôn những đồ bắt buộc phải mua về nhà miễn phí được. Bạn cần phải tránh điều này khi làm thêm tại Nhật Bản.
Bất kỳ hành động lấy đồ mà không thanh toán đều bị tính là trộm cắp. Bạn có thể uống nước thoải mái trong cửa hàng, nhưng những món như nước ngọt, trà, cà phê,… Bạn muốn uống phải thanh toán rồi mới được uống. Đối với người nước ngoài, bạn nghĩ mình là nhân viên nên không sao. Nhưng đối với người Nhật, họ sẽ xem đây là hành động trộm cắp. Nhẹ thì bị cảnh cáo, nhắc nhở. Nhưng nặng có thể bị báo công an, bị đuổi.
Tốt nhất là trước khi lấy món gì bạn nên hỏi nhân viên khác là có thể lấy hoặc ăn được hay không nhé.
Sử dụng điện thoại trong giờ làm việc
Chắc hẳn đối với các thực tập sinh du học tại Nhật khi đi làm thêm lỗi này thường mắc phải nhất. Đúng quy định là bạn phải bỏ điện thoại trong túi hoặc để lại ở phòng nghỉ, sau đó là chuyên tâm vào công việc. Tuy nhiên có nhiều bạn “ăn gian” bằng cách bỏ vào trong túi quần (áo) và thỉnh thoảng lại mở điện thoại lên xem. Như thế là sai quy định.
Không nên sử dụng điện thoại trong giờ làm việc
Bạn có thể sử dụng điện thoại bao lâu tùy thích vào giờ nghỉ trưa, ra về…Thế nhưng, trong công việc là phải tập trung không nên mang theo điện thoại bên người. Nếu bị phát hiện có thể bị khiển trách, tồi tệ hơn là bị mất sự tin tưởng của người Nhật vào chính mình. Từ đó có thể khiến lịch làm bị giảm, thu nhập cũng ít hơn.
Nếu bạn đang chờ cuộc gọi hoặc thông tin quan trọng nào đó, bạn có thể nói với người quản lý và ra ngoài nghe điện thoại. Không nên để điện thoại trong người và lén lút dùng điện thoại trong giờ làm việc nhé.
Nói xấu chỗ làm cũ (mới), đồng nghiệp
Điều tối kỵ cuối cùng tại nơi làm thêm ở Nhật Bản đó là nói xấu sau lưng đồng nghiệp khác trong môi trường làm việc. Dù là chỗ làm cũ hay mới, đồng nghiệp ở đâu đi chăng nữa thì việc bàn tán sau lưng như thế quả thật không hay. Bạn có thể nói ra cảm nhận của riêng mình nhưng không nên có cái nhìn phiến diện một chiều rồi đi nói xấu họ với người khác.
Người Nhật có thể trước mặt bạn cười nói ra vẻ đồng tình, nhưng sau lưng có thể đánh giá bạn là người không đáng tin tưởng. Tệ hơn có người mang chuyện bạn đã nói thêm thắt và loan tin không chính xác ảnh hưởng đến uy tín của bạn. Vậy nên, để bảo vệ bản thân cũng như giữ hòa khí với đồng nghiệp khác, bạn không nên nói bất cứ điều gì sau lưng người khác nhé. Hoặc nếu muốn góp ý cũng nên “lựa lời mà nói” để tránh gây mất lòng về sau.
Trên đây là những điều chú ý dành cho các bạn du học sinh, thực tập sinh hay người xuất khẩu lao động Việt Nam có thể hiểu rõ hơn trong lối ứng xử cũng như cách làm việc khi đi làm thêm tại Nhật Bản. Tất nhiên ở một nền văn hóa xa lạ không phải chúng ta sẽ không mắc phải những sai lầm ở những lần đầu. Tuy nhiên, chỉ cần chúng ta tích cực học hỏi, cố gắng làm việc tốt nhất có thể thì sẽ không ai cố ý gây khó dễ cho mình cả. Chúc các bạn tìm được một công việc làm thêm như ý, học hỏi thêm được nhiều điều thú vị trong thời gian ở Nhật nhé.
Nguồn: duhocdieuduongnhatban.net Tổng hợp