Đất nước Nhật Bản được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau: xứ sở Hoa Anh Đào, xứ sở Phù Tang, đất nước Mặt Trời Mọc,.. Vậy tại sao lại có nhiều cách gọi như thế? Hãy cùng khám phá bài viết dưới đây nhé.
- Top 5 địa điểm du dịch ở Nhật Bản mà ai cũng phải ghé thăm 1 lần
- Người Việt thường ấn tượng về điều gì khi đến sống và làm việc tại Nhật?
- Những việc nên và không nên làm khi giao tiếp với người Nhật Bản
Đất nước Nhật Bản là điểm đến nổi tiếng trên thế giới với nền văn hóa đậm bản sắc và ẩm thực độc đáo. Là quốc gia với nhiều cơ hội việc làm mở rộng, thu nhập ổn định điều này đã khơi dậy mong muốn đặt chân đến 1 lần của nhiều bạn trẻ. Các bạn đi theo diện xuất khẩu lao động Nhật Bản hoặc chương trình tu nghiệp sinh.
Nhật Bản điểm đến nổi tiếng trên thế giới
Tìm hiểu về quốc hiệu Nhật Bản
Theo tin tin tức chuyên trang Văn hóa Nhật Bản tổng hợp, vào thế kỷ 4, Nhật Bản đã lấy tên nước là Yamato, lúc bấy giờ người Nhật vẫn chưa có chữ viết riêng và vẫn phải vay mượn chữ Hán nên Yamato được viết là wa(倭 ). Về sau khi đã phát triển nên hệ thống ngôn ngữ cho riêng mình, người Nhật dùng hai chữ kanji 大和 (Đại Hòa) để ký âm chữ Yamato, thể hiện lòng tự tôn dân tộc.
Năm 670, Yamato gửi một đoàn sứ bộ đến chúc mừng triều đình nhà Đường dưới thời vua Đường Cao Tông nhân dịp vừa bình định Triều Tiên, và từ đó đổi tên thành Nhật Bản (日本/ にっぽん).
Ngày nay quốc hiệu Nippon-koku hay Nihon-koku (日本国 (Nhật Bản Quốc)) có ý nghĩa tương đương về mặt nghi thức, với chữ koku (国) nghĩa là “quốc gia”, “nước” hay “nhà nước” thay thế cho một miêu tả dài về ý thức hệ của đất nước.
Ý nghĩa các tên gọi khác về đất nước Nhật Bản
Những tên gọi như Đất nước Mặt trời mọc, Xứ sở hoa anh đào hay Xứ sở Phù Tang có lẽ đều rất quen thuộc với mọi người nhưng liệu bạn hiểu rõ được hết nguồn gốc cũng như ý nghĩa của những cái tên này chưa? Hãy khám phá những thông tin thú vị về ý nghĩa các tên gọi khác về đất nước Nhật Bản nhé!
Nhật Bản – Đất nước Mặt trời mọc
Ngay từ cái tên “Nhật Bản” cũng đã nói lên ý nghĩa của tên quốc gia này. Nhật Bản nằm ở cực Đông của Châu Á nên cũng là đất nước sớm nhìn thấy Mặt trời mọc vào mỗi sớm mai. người Nhật luôn cho rằng họ là những người hạnh phúc nhất khi được nhìn thấy Mặt trời mọc sớm hơn phần lớn những người còn lại của thế giới.
Đất nước Mặt trời mọc
Về mặt Ngôn ngữ học, Tên gọi Nhật Bản bắt nguồn từ cách phiên âm hán việt. Quốc hiệu viết bằng kanji của nước này là 日本 với nichi (日) đọc là Nhật (“Mặt Trời” hoặc “ngày”) và hon (本) đọc là Bản (“nguồn gốc”). Hai chữ này khi kết hợp lại mang nghĩa “Gốc của Mặt trời” hay “Mặt Trời mọc”. Hai chữ “Nhật Bản” có nghĩa là “gốc của Mặt Trời” và như thế, được hiểu là “đất nước Mặt Trời mọc”.
Ngoài ra, Người Nhật tin rằng Nhật Bản là nơi khởi nguồn của mặt trời, tổ tiên của họ được cho là Thái Dương thần nữ (nữ thần mặt trời Amaterasu). Trên quốc kỳ Nhật Bản có biểu tượng hình tròn đỏ của mặt trời và đây là niềm tự hào của mỗi người dân Nhật Bản.
Xứ sở Anh Đào tại Nhật Bản
Xứ sở hoa anh đào
Loài hoa đặc trưng của Nhật Bản là hoa anh đào, hoa anh đào, hoa anh đào trải dài khắp đất nước. Những cánh hoa tượng trưng cho sắc đẹp, sự mong manh, trong sáng là loại hoa “thoắt nở thoắt tàn”, do đó Nhật Bản được thế giới biết đến với mỹ danh “xứ sở hoa anh đào”.
Nhật Bản – Đất nước Hoa Cúc
Không phải hoa anh đào, hoa cúc mới chính là quốc hoa của Nhật Bản. Người ta còn gọi Nhật Bản là “đất nước hoa cúc” bởi vì hoa cúc xuất hiện khắp nơi trên mảnh đất này. Từ hoa văn trong những chiếc áo kimono, những ngôi đền cổ kính đến những cuốn hộ chiếu, hay thậm chí là ẩm thực cũng được lấy cảm hứng từ hoa cúc.
Hoa Cúc là Quốc hoa của Nhật Bản
Hoa cúc chính là sự biểu tượng cho sự trường tồn vĩnh cửu. Hoa cúc biểu tượng cho sự phúc hậu, đầy đặn và bản chất tốt đẹp nhất. Người Nhật Bản rất yêu thích ý nghĩa của loài hoa này, họ muốn đất nước họ sẽ mãi trường tồn vĩnh cửu và thể hiện nét đẹp con người Nhật Bản trên toàn thế giới. Do đó, hoa cúc đã từ lâu trở thành một loài hoa thần tượng của đất nước này là đại diện cho quốc hồn của người dân đất nước Nhật Bản. Bông hoa cúc 16 cánh giống như Mặt Trời đang tỏa chiếu là biểu tượng của hoàng gia và là quốc huy Nhật Bản hiện nay.
Xứ sở Phù Tang
Từ lâu, “xứ Phù Tang” mặc nhiên trở thành cái tên mà người Việt dùng để gọi Nhật Bản.
Nhật Bản – Ý nghĩa với tên gọi xứ sở Phù Tang
Phù Tang là tên một loại cây dâu. Theo truyền thuyết phương Đông cây dâu rỗng lòng được gọi là Phù Tang hay là Khổng Tang, là nơi thần Mặt trời nghỉ dưỡng trước khi cưỡi xe lửa du hành đi qua bầu trời từ Đông sang Tây. Vì vậy, Phù Tang hàm nghĩa chỉ nơi mặt trời mọc.
Những cuốn tài liệu cổ Trung Quốc chỉ nói Phù Tang nghĩa là thần mộc, Phù Tang quốc là một đất nước ở phía Đông của Trung Quốc nói chung mà không mặc định đó chính là cây dâu hay là đất nước Nhật Bản.
Bên cạnh đó, một soos kết quả nghiên cứu đã cho thấy, sử sách Trung Quốc ghi chép không thống nhất về cây Phù Tang cũng như xứ sở mang tên loại thực vật này. Phù Tang có thể được dùng như một mĩ từ, một khái niệm mang tính ước lệ và tưởng tượng, nhưng có khi lại để chỉ một quốc gia, vùng đất tồn tại thực.
Chắc hẳn thông tin chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu được ít nhiều những câu chuyện đằng sau ý nghĩa mỗi cái tên gọi cho đất nước Nhật Bản rồi phải không? Nhật Bản còn rất nhiều điều kỳ diệu mà chúng ta chưa hiểu hết.
Nguồn: duhocdieuduongnhatban.net Tổng hợp