Làm sao để chi tiêu hợp lý khi giá cả ở Nhật rất đắt đỏ là một vấn đề mà nhiều du học sinh mới sang Nhật và chưa có thu nhập ổn định quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ bật mí cho bạn biết nhé!
- Những điều đáng lưu ý của thực tập sinh khi sống ở Nhật Bản
- Những suy nghĩ không nên có khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
- Điểm lại những yêu cầu dành cho tu nghiệp sinh Nhật Bản
Mẹo tiết kiệm chi phí sinh hoạt khi du học Nhật Bản
Nhật Bản đất nước nổi tiếng với mức sống đắt đỏ hàng đầu thế giới. Vì thế, các bạn tu nghiệp sinh mới sang Nhật du học cần lên kế hoạch chi tiêu hợp lý nếu không muốn bị thâm hụt ngân quỹ.
Tùy mỗi người có thu nhập, mức chi tiêu và mục tiêu khác nhau mà khoản tiết kiệm dành được sẽ khác nhau. Hãy cùng tham khảo những mẹo tiết kiệm dưới đây có thể sẽ giúp mọi người “tiết kiệm tự nhiên” được một khoản từ 1 ~ 2 man/tháng.
Tiết kiệm chi phí ăn uống khi du học ở Nhật
Mẹo tiết kiệm chi phí dành cho việc mua sắm thực phẩm, điều quan trọng nhất là mua đủ những nguyên liệu cần thiết, tránh lãng phí.
Có 2 cách để giảm chi phí cho thực phẩm là chọn siêu thị giá rẻ và mua đồ theo set. Thay vì hàng ngày phải đi siêu thị mua đồ thì các bạn có thể lên danh sách và mua nguyên liệu cho cả tuần. Điều này sẽ giúp bạn vừa tiết kiệm chi phí và cả thời gian nữa.
Hiện nay ở Nhật có một số dịch vụ cung cấp thực phẩm theo set, được nhiều người nội trợ lựa chọn và tin dùng: Oisix và Rashdish Boya. Loại hình dịch vụ này có lẽ phù hợp với những gia đình có em bé nhỏ. Bạn có thể đăng ký mua những set thực phẩm với giá cả rất phải chăng (set rẻ nhất 1980 yên) trên trang web và sau đó nhận đồ qua chuyển phát. Hầu như tiền vận chuyển được miễn phí.
Ngoài ra các bạn có thể lựa chọn 1 số hệ thống siêu thị giá rẻ như Costco, Gyoumu, Ropia v.v.
Mẹo giảm bớt chi phí cho hoá đơn điện khi du học Nhật Bản
Nếu mọi người hay xem tivi sẽ để ý có một CM khá nổi tiếng của ENEOS (là công ty thuộc tập đoàn năng lượng lớn của Nhật) giới thiệu về việc tiết kiệm tiền điện bằng cách sử dụng những gói khuyến mại của công ty này. Công ty ENEOS cung cấp một gói khuyến mại có tên là Vプラン và thời hạn cho hợp đồng ít nhất là 1 năm. Dưới đây là bảng giá so sánh để cho các bạn dễ hình dung:
Lưu ý là dịch vụ này chỉ cung cấp cho khu vực Kanto, tỉnh Yamanashi và và khu vực phía đông Tỉnh Shizuoka.
Bạn có thể tiết kiệm được một khoản nhỏ cho hoá đơn tiền điện mỗi tháng, đặc biệt là những tháng mùa hè nóng phải sử dụng điều hoà nhiều hay mùa đông phải sử dụng lò sưởi điện. Ví dụ, đối với trường hợp tiền điện trung bình khoảng 5000 ¥/tháng khi sử dụng của TEPCO thì bạn sẽ tiết kiệm được 1500 ¥ /năm khi chuyển sang dùng dịch vụ của ENEOS. Tương tự nếu khoảng 8000 ¥/tháng thì sẽ tiết kiệm được 4500 ¥/năm. Đối với khoảng 10,000¥/tháng thì tiết kiệm được 9000¥/năm.
Thêm nữa, khi bạn đăng ký gói hợp đồng 2 năm, từ năm thứ 1 đến thứ 2, sẽ được giảm thêm 0.2 ¥/kWh, từ năm thứ 3 trở đi là 0.3 ¥/kWh. Tuy nhiên, nếu bạn huỷ hợp đồng giữa chừng sẽ phải chịu phí huỷ là 1080 ¥.
Đây là mẹo tiết kiệm chi phí sinh hoạt rất hữu ích để du học sinh hoặc những bạn mới đi theo diện xuất khẩu lao động Nhật Bản có thể chi tiêu hợp lý trong sinh hoạt hằng ngày cho cuộc sống tại Nhật.
Tiết kiệm chi phí liên lạc khi du học ở Nhật
Bạn có thể sử dụng sử dụng gói dịch vụ điện thoại SIM giá rẻ. Trung bình một tháng thường mọi người sẽ dành khoảng từ 1 man ~ gần 2 man yên cho chi phí điện thoại di động ở Nhật. Nếu xem xét lại khoản phí này, thay vì giảm nhiều chi phí khác như ăn uống, thực phẩm…, thì việc tiết kiệm sẽ hiệu quả hơn nhiều. Hiện nay có khá nhiều dịch vụ gói cước gọi không giới hạn và đặc biệt là SIM giá rẻ để lựa chọn.
Nếu các bạn sử dụng SIM giá rẻ, mỗi tháng sẽ chỉ phải trả cho hoá đơn di động khoảng dưới 5000 yên. Chi phí ban đầu của SIM giá rẻ là 3000 yên.
Mẹo tiết kiệm chi phí đi lại ở Nhật
Cách thức tiết kiệm chi phí đi lại hiệu quả nhất khi du học tại Nhật là cần tích cực sử dụng các phương tiện công cộng. Trong một tháng, nếu khoảng cách đi lại giữa nơi bạn ở và trường học gần, bạn cũng sẽ mất khoảng 10,000 yên cho việc đi lại. Vậy nên, các bạn nhớ đi đăng ký thẻ tàu hàng tháng, hay còn được gọi là Teikiken. Thẻ này dành cho những người đi lại thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, và có thể mua trước để sử dụng trong 1, 3 hoặc 6 tháng, mua càng dài hạn giá càng tiết kiệm.
Nên sử dụng những dịch vụ công cộng trong đi lại
Với chiếc thẻ này, các bạn có thể tự do đi lại trong một quãng đường đã định (từ ga A đến ga B) liên tục trong khoảng thời gian đã đăng ký mà không tốn thêm phí gì. Đặc biệt, nếu các bạn xuất trình thẻ học sinh của mình thì sẽ được hưởng một mức phí đặc biệt, sẽ có thể giảm chi phí đi lại của bạn đến một nửa số tiền dự tính.
Nếu nơi ở của bạn cách trường học hoặc nơi làm việc không xa lắm, bạn có thể trang bị cho mình một chiếc xe đạp để đi lại. Chỉ với khoảng 7000-8000 yên cho một chiếc xe đạp cũ, các bạn đã có thể thoải mái di chuyển mà không cần phải lo đến chi phí đi lại nữa tuy có hơi vất vả. Cần nói thêm rằng tại Nhật Bản, xe đạp được phép đi lại trên vỉa hè (có quy định lối đi riêng) nên việc sử dụng xe đạp hàng ngày rất an toàn và tiện lợi, bạn nhé.
Hạn chế ăn ngoài hàng, ăn nhậu, và chuẩn bị bento
Việc ăn uống bên ngoài là một khoản phí tốn kém không hề nhỏ. Một trong những tuyệt chiêu tiết kiệm chi phí khi sinh sống ở Nhật là bạn hãy chủ động nấu ăn tại nhà. Điều đó vừa tiết kiệm kinh tế, lại phù hợp khẩu vị cá nhân và quan trọng là dành thời gian được cho gia đình, người thân. Đặc biệt là đối với cuộc sống ở Nhật, khi mọi người đều dành phần lớn thời gian cho công việc.
Nếu để ý, bạn sẽ thấy hầu như người Nhật đều hạn chế tối đa việc ăn cơm ở ngoài. Hơn thế nữa, văn hoá bento (cơm hộp) nơi công sở khá phổ biến. Thay vì ra ngoài ăn vào buổi trưa, bạn có thể nấu dư một chút vào bữa tối và chuẩn bị cho hộp cơm trưa ngày hôm sau của mình. Như vậy giờ nghỉ trưa bạn có thể ăn cơm tại nơi làm việc và dành thời gian còn lại để nghỉ ngơi một chút lấy lại năng lượng tiếp tục công việc.
Trên đây là một số mẹo tiết kiệm trong cuộc sống hàng ngày khi bạn du học tại Nhật Bản mà mỗi người đều có thể áp dụng. Hi vọng là những thông tin trên sẽ giúp cho các bạn phần nào trong việc lên kế hoạch chi tiêu hàng tháng khi sống ở Nhật. Chúc các bạn có một trải nghiệm sống tuyệt vời tại Nhật!
Nguồn: duhocdieuduongnhatban.net Tổng hợp