SHARE

Dưới đây là các bước ký gửi hàng hóa về Việt Nam đơn giản của dịch vụ EMS tại Nhật Bản đạt hiệu quả và nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí, các bạn cùng tham khảo nhé!

Gửi hàng từ Nhật Bản về Việt Nam bằng EMS

Hiện tại có rất nhiều du học sinh, người lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động Nhật Bản muốn gửi đồ, hàng hóa từ Nhật Bản về Việt Nam cho người thân tại quê nhà nhưng chưa biết gửi bằng cách nào để người thân có thể dễ dàng nhận được và tiết kiệm chi phí và thời gian có thể tham khảo dưới bài viết sau đây nhé!

Hướng dẫn các bước gửi hàng từ Nhật Bản về Việt Nam đơn giản

Hiện nay dịch vụ EMS (expressmail service) là một loại dịch vụ ký gửi/ký nhận, vận chuyển, giao nhận các loại giấy tờ, thư từ, tài liệu, bưu phẩm theo các tiêu chí đã được công ty bưu chính viễn thông công bố.

Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ EMS, bạn cần thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị

Bạn nên sắp xếp sẵn các đồ mà mình cần chuyển vào thùng và không nên bao bọc quá kỹ hoặc quá tỉ mỹ vì phía bưu cục sẽ bóc thùng hàng của bạn ra để kiểm tra. Sau đó, bạn vận chuyển thùng hàng đến bưu điện và đến quầy chuyển hàng, nói muốn chuyển hàng quốc tế EMS.

Cuối cùng, bạn cần kê khai các giấy tờ yêu cầu liên quan đến thủ thủ tục kê khai thuế, danh mục đồ chuyển và địa chỉ. Nhân viên bưu cục sẽ cân hàng hóa của bản để tính phí cũng như kiểm tra hàng hóa của bạn có vi phạm pháp luật hay không.

Bước 2: Điền các giấy tờ cần thiết

Hai loại giấy tờ bắt buộc bạn cần phải kê khai khi có nhu cầu chuyển hàng hóa quốc tế bằng dịch vụ EMS gồm: Giấy ghi địa chỉ và danh mục hàng với tờ khai thuế. Và nội dung tờ khai thuế phải giống với những gì bạn đã ghi ở ô 21 và phần địa chỉ.

  • Địa chỉ: Phần From – Bạn ghi địa chỉ của người gửi tại Nhật Bản và phần To – Bạn ghi địa chỉ của người nhận tại Việt Nam.
  • Ô 21: Phần quan trọng không thể thiếu khi sử dụng EMS là mục khai danh mục hàng ở ô 21 gồm:

Cột/Ô

Nội dung cần kê khai

Cột 1 Miêu tả rõ loại hàng – Detailed description.
Cột 2 Nếu hàng gửi với mục đích kinh doanh cần kê khai mã HS.
Nếu hàng gửi về cho người thân thì mục này có thể bỏ qua.
Cột 3 Điền thông tin chi tiết về hàng hóa, ghi rõ khối lượng và giá trị của hàng hóa.
Ô 22, 23

Đánh dấu mục đích của loại đồ được gửi đi dùng để:

  • Tặng quà – Gift.
  • Mẫu dùng thử – Sample.
  • Đồ cá nhân – Personal effects.
  • Tài liệu – Document.
Ô 16 Ghi số loại danh mục và số lượng đồ gửi
Ô 39 Ký tên người gửi.

Lưu ý: Trước khi sử dụng dịch vụ EMS bạn có thể

  • Truy cập Website https://www.post.japanpost.jp/cgi-charge/ để tra cứu trước cước phí và thời gian vận chuyển hàng hóa về Việt Nam.
  • Truy cập Website https://www.customs.gov.vn/default.aspx để tra cứu thuế nhập khẩu.

Bước 3 – Theo dõi hàng hóa vận chuyển

Bạn sẽ được cấp mã Tracking gồm 13 chữ số khi nhận hóa đơn vận chuyển hàng của dịch vụ EMS. Truy cập vào https://trackings.post.japanpost.jp/services/srv/search/input?locale=en và bấm “Tracking Start” là bạn sẽ theo dõi được hàng hóa của mình đã vận chuyển được đến đâu rồi.

Để muốn biết hàng hóa đã được chuyển đến đâu tại Việt Nam, bạn chỉ cần truy cập vào trang http://www.vnpost.vn/vi-vn/ là có thể biết ngay vị trí rồi nhé!

Cước phí vận chuyển hàng hóa từ Nhật Bản về Việt Nam có đắt không?

Như chia sẻ phía trên, bạn có thể truy cập vào https://www.post.japanpost.jp/cgi-charge/ để tra cứu thời gian và số cước phí phải trả khi hàng hóa được chuyển về tới Việt Nam. Thông thường, khi truy cập bạn sẽ nhận được thông tin gồm:

  • Loại bưu phẩm
  • Khối lượng bưu phẩm
  • Nơi chuyển đi của bưu phẩm (địa chỉ của người chuyển).
  • Nơi nhận của bưu phẩm (địa chỉ của người nhận).

Bảng giá vận chuyển hàng bằng dịch vụ EMS

Mức cước phí thông thường sẽ được tính theo cân nặng và thời gian vận chuyển của hàng hóa. Ví dụ:

  • Nếu hàng hóa gửi là 1kg – Giá EMS là 1800 yên – Chuyển theo đường hàng không giá là 2050 yên.
  • Nếu hàng hóa gửi là 1.5kg – Giá EMS là 2400 yên – Chuyển theo đường hàng không vẫn là 2400 yên.
  • Nếu hàng hóa gửi là 2kg – Giá EMS là 3000 yên – Chuyển theo đường hàng không là 2750 yên.

Như vậy, có thể thấy dịch vụ EMS rất tiện lợi, chi phí rẻ được nhiều người ưa chuộng với mức độ tin tưởng cao và vận chuyển nhanh.

Hy vọng với các thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông về cách gửi hàng hóa về Việt Nam qua đường bưu điện bằng dịch vụ EMS tại Nhật Bản. Chúc các bạn thành công!

Nguồn: duhocdieuduongnhatban.net tổng hợp

Facebook Comments Box