SHARE

Nếu muốn tìm kiếm việc làm thêm tại Nhật Bản sau giờ làm việc để trang trải các chi phí cuộc sống, người lao động cần phải thực hiện theo 2 bước hướng dẫn sau đây!

Hướng dẫn 2 bước xin việc làm thêm tại Nhật Bản cực đơn giản

Tại một đất nước có nền kinh tế và xã hội phát triển hiện đại, vượt bậc thì mức chi phí sinh hoạt để chi trả cho cuộc sống thường hàng cũng không hề nhỏ. Để giúp các du học sinh, người Việt Nam đi Xuất khẩu lao động Nhật Bản có thể kiếm thêm nguồn thu nhập khác ngoài giờ làm việc chính thức để trang trải thêm cho cuộc sống nơi xa nhà, bài viết sau đây sẽ hướng dẫn 2 bước để xin một việc làm thêm tại Nhật vô cùng đơn giản, hãy cùng tham khảo nhé!

Làm thêm phải có giấy xin phép 

Nhật Bản là một đất nước nổi tiếng có nhiều điều luật trong lao động nhằm đảm bảo tối đa các quyền lợi của người lao động khi sinh sống và làm việc tại đây. Do đó, để làm thêm một công việc gì đó tại Nhật, bạn cần phải xin giấy phép làm thêm – Đây là “giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú” 資格外活動許可書 (shikakugai katsudou kyokasho, tư cách ngoại hoạt động hứa khả thư), cho phép bạn có thể đi làm thêm.

Theo quy định Du học sinh không được phép đi làm thêm, tuy nhiên chính phủ Nhật Bản vẫn cho phép các Du học sinh đi làm thêm với yêu cầu số giờ làm việc không được vượt quá số giờ quy định trên giấy phép làm thêm để tránh “sao nhãng”, ảnh hưởng đến kết quả học tập. Đối với người lao động, sau giờ làm việc chính thức vẫn có thể đi làm thêm ngoài giờ ở các công ty, cửa hàng,… để nâng cao thêm nguồn thu nhập, trang trải cuộc sống.

Khi tìm kiếm và xin việc làm thêm tại Nhật Bản, bạn cần phải chuẩn bị sẵn đầy đủ một số giấy tờ cần thiết sau đây:

  • Nơi xin giấy phép: Cục quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản (Tokyo hoặc địa phương).
  • Giấy tờ cần thiết: Các giấy nhận chứng minh đang đi học (nếu bạn là du học sinh, gồm giấy xác nhận và thành tích học tập) và hộ chiếu, Visa (còn hiệu lực), thẻ đăng ký người nước ngoài (外国人登録証明書).
  • Thời hạn giấy phép có hiệu lực: Thông thường là 2 năm hoặc tính theo thời hạn của visa (nếu ít hơn 2 năm) và cần phải đi xin lại nếu hết thời hạn cho phép.

Bạn có thể xin việc làm thêm qua điện thoại 

Tìm việc và xin việc làm thêm

Bạn cần phải có khả năng nghe, hiếu tiếng Nhật thật tốt và cần phải nắm rõ một số từ cơ bản như: cửa hàng (店舗 tempo), thời gian (時間帯 jikantai),… để trao đổi công việc qua điện thoại hoặc có thể đi xin trực tiếp.

Lưu ý:

  • Bạn cần phải học cách nói chuyện lịch sự tối đa trong tiếng Nhật vì nếu bạn nói chuyện không lịch sự thì khả năng trúng tuyển vào các công việc mà bạn ứng tuyển đều bằng 0, đồng thời bạn còn bị đánh giá là không hiểu các quy tắc thông thường trong xã hội. Ví dụ: Thay vì nói ・・・の求人を見まして電話します thì bạn có thể nói thành ・・・の求人を拝見しましてお電話させていただけます.
  • Bạn nên tìm các công việc phù hợp với khả năng tiếng Nhật của mình, tránh chọn các công việc như lĩnh vực Marketing, tư vấn bán hàng,… khi trình độ tiếng Nhật và khả năng giao tiếp còn khá yếu.

Khi xin việc làm thêm, sẽ có một số trường hợp trả lời như sau:

  1. Đã tuyển đủ người.
  2. Không phù hợp (chằng hạn: khả năng tiếng Nhật còn hạn chế).
  3. Hẹn thời gian phỏng vấn vào … giờ, ngày ….

Trường hợp bạn được chấp nhận phỏng vấn xin việc, bạn cần phải mang gồm lý lịch (có thể mua tại các cửa hàng tiện lợi: 履歴書 rirekisho, lý lịch thư) điền đầy đủ thông tin và kinh nghiệm làm việc đến điểm hẹn, tốt nhất bạn nên đến sớm hơn nhà phỏng vấn ít nhất 5 phút vì người Nhật Bản luôn chú trọng đến thời gian, họ sẽ không đợi tiếp bạn nếu bạn đến trễ đâu nhé!

Nhà tuyển dụng sẽ hẹn thời gian trả lời kết quả phỏng vấn cho bạn vào một khoảng thời gian nào đó, trường hợp nếu qua thời gian hẹn mà họ không liên hệ thì có nghĩa là bạn đã bị trượt công việc mà bạn đã phỏng vấn rồi nhé!

Hy vọng với các chia sẻ ở trên sẽ giúp các bạn du học sinh, người Việt Nam đi Xuất khẩu lao động sinh sống và làm việc tại Nhật Bản có thể gặp được nhiều thuận lợi trong công việc và cuộc sống, chúc các bạn thành công!

Nguồn: duhocdieuduongnhatban.net tổng hợp

Facebook Comments Box