Nếu bạn đang là DHS/TTS người Việt Nam muốn đưa người thân sang Nhật Bản du lịch thì không nên bỏ qua bài viết sau đây để có những sự chuẩn bị thủ tục bảo lãnh được đầy đủ, đạt yêu cầu nhé!
- 5 loại Visa Nhật Bản người lao động cần phải biết!
- Hướng dẫn cách tính tiền bảo hiểm tại Nhật Bản
- Các bước quy trình đối với người tái nhập cảnh vào Nhật Bản
Hướng dẫn chi tiết thủ tục bảo lãnh người thân sang Nhật Bản du lịch
Ai được phép bảo lãnh người thân sang Nhật bản du lịch?
Visa bảo lãnh người thân sang Nhật Bản du lịch có thời hạn 3 tháng và được nhập cảnh một lần duy nhất nhưng không phải ai cũng có thể xin được. Chỉ có một số người thuộc diện Visa sau đây mới có thể xin Visa bảo lãnh du lịch gồm:
- Người có Visa làm việc dài hạn tại Nhật Bản (trừ Visa tu nghiệp, Xuất khẩu lao động Nhật Bản).
- Nghiên cứu sinh, sinh viên Đại học/Cao đẳng.
- Visa vĩnh trú hoặc có vợ/chồng là người Nhật.
- Người Nhật bảo lãnh người Việt.
- Một số loại Visa cao cấp khác.
Hướng dẫn chi tiết thủ tục bảo lãnh người thân sang Nhật Bản du lịch
Để có thể bảo lãnh người thân, bạn bè, người quen hoặc bạn bè sang Nhật Bản du lịch, thì người bảo lãnh và người được bảo lãnh cần phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ các giấy tờ theo hướng dẫn sau:
Đối với người bảo lãnh ở Nhật Bản phải chuẩn bị:
- Giấy lý do mời (招へい理由書), nếu mời nhiều hơn một người thêm cần điền thêm giấy danh sách người mời (申 請 人 名 簿).
- Giấy lịch trình (滞在予定表): Lịch trình ở Nhật cho người được mời, điền chi tiết từng ngày, địa chỉ ở, đi lại, làm gì, khi cần liên hệ cho ai theo mẫu của cơ quan lãnh sự Nhật Bản.
- Bản sao Sổ hộ khẩu (nếu người mời là người Nhật hoặc có vợ/chồng là người Nhật).
- Thẻ ngoại kiều: Photo hai mặt.
- Giấy tạm trú (住民票): Xin tại Uỷ ban quận huyện nơi sinh sống, lệ phí là 350 yên.
- Hộ chiếu của người mời: Photo các trang có thông tin hoặc dấu xuất nhập cảnh và cả trang “thông tin liên hệ khi cần” ở cuối hộ chiếu.
Trường hợp người mời bảo lãnh về tài chính thì cần chuẩn bị thêm:
- Giấy chứng nhận bảo lãnh (身元保証書): Theo mẫu mới nhất tại Website.
- Giấy tờ bão lãnh tài chính (chỉ cần 1 trong các giấy tờ sau):
- Giấy chứng minh thu nhập: 所得証明書 (市区町村役場発行のもの).
- Giấy chứng nhận nộp thuế năm gần nhất (loại có ghi tổng thu nhập năm): 納税証明書 (総収入の記載があるもの).
- Giấy chứng minh số dư tiền gửi trong tài khoản ngân hàng: 預金残高証明書.
Đối với người xin Visa ở Việt Nam, hồ sơ chuẩn bị gồm:
Hộ chiếu (bản gốc): Trang đầu đã được ký tên bằng bút mực và bằng bút chì tại thông tin liên lạc ở cuối trang.
Tờ khai xin Visa (có dán ảnh cỡ 4.5 x 4.5 cm).
Giấy tờ chứng minh quan hệ với người mời:
- Đối với quan hệ bố mẹ, con cái: Bản gốc + photo Sổ hộ khẩu và Giấy khai sinh.
- Đối với quan hệ Anh/chị/em ruột: Bản gốc + photo Sổ hộ khẩu.
- Đối với quan hệ bạn bè, người yêu: Bản gốc + photo hình ảnh chụp chung của cả hai người.
Giấy tờ đặt vé máy bay: Chỉ cần chụp ảnh giấy đặt chỗ là được. (Lưu ý không mua trước vé đề phòng không xin được Visa).
Trường hợp người được mời ở Việt Nam tự bảo lãnh tài chính thì cần chuẩn bị thêm:
Giấy tờ bảo lãnh tài chính (chỉ cần 1 trong 2 loại giấy sau):
- Giấy chứng nhận số dư tiền gửi ngân hàng.
- Giấy chứng nhận do cơ quan Nhà nước cấp.
Hướng dẫn cách điền các loại giấy tờ hồ sơ
Giấy lý do mời (招へい理由書):
Người điền: Người bảo lãnh bên Nhật Bản điền, đóng dấu cá nhân và gửi về Việt Nam.
Lưu ý:
Phần 1: Điền ngày/tháng/năm. (Phần năm điền theo niên hiệu Heisei).
Phần 2:
- Tên nước bên trái điền: ベトナム
- Nếu nộp lên Đại sứ quán thì tick vào ô 大使
- Nếu nộp lên Lãnh sự quán thì tick vào ô 総領事
Phần 3: Thông tin người mời (招 へ い 人) là tên và địa chỉ, số điện thoại của người mời bên Nhật. Nếu mời dưới hình thức cá nhân thì điền nửa trên, nửa dưới bỏ trống.
Phần 4: Thông tin người xin Visa (査 証 申 請 人). Điền theo thứ tự: Quốc tịch – Nghề nghiệp – Tên tuổi – Giới tính – Ngày/tháng/năm sinh.
Phần 5: Lý do mời
- Mục đích mời (招へい目的). Ví dụ tham quan nước Nhật, tìm hiểu văn hoá Nhật, gặp bạn bè, bàn công việc, …
- Quá trình dẫn tới việc mời sang (招へい経緯) (Trình bày chi tiết).
- Quan hệ với người xin Visa (申請人との関係): Phần 1, 2 có thể viết ra giấy A4 cho đủ ý bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Anh.
Giấy danh sách người mời (申 請 人 名 簿): Nếu mời 1 người thì không cần điền giấy này.
Người điền: Phía người mời bên Nhật Bản.
Thông tin người đại diện: Trưởng nhóm ghi trước, các thành viên ghi sau.
Giấy lịch trình(滞在予定表)
Giấy chứng nhận bảo lãnh(身元保証書)
Thông tin được Phòng truyền thông Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp và chia sẻ, chỉ mang tính chất tham khảo. hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc.
Nguồn: duhocdieuduongnhatban.net