Bạn là du học sinh hay là những người đến Nhật Bản làm việc theo chương trình thực tập sinh hoặc kỹ thuật viên Nhật Bản. Chắc hẳn, bạn sẽ thấy những phong tục truyền thống của người Nhật Bản vẫn ăn sâu vào trong máu thịt họ. Đặc biệt, là trong việc đón và tiếp khách.
- So sánh Động đất, sóng thần ở Nhật Bản với tai nạn giao thông ở Việt Nam
- Tốt nghiệp Đại học nên đi thực tập sinh hay kỹ thuật viên Nhật Bản?
- Khi nào các trường trung học phổ thông trả học bạ để xét tuyển Đại học
Người Nhật đón và tiếp khách tại công ty như thế nào?
Nhật Bản là một đất nước văn minh và hiện đại, nhưng không vì thế mà người dân xứ sở hoa anh đào này lại quên đi những quy tắc, những phong cách giao tiếp truyền thống mà cha ông họ đã để lại và lưu giữ hàng ngàn đời nay. Những quy định đó, đều là sự bắt buộc của mỗi công dân Nhật Bản phải tuân thủ và thực hiện theo. Tùy thuộc vào địa vị xã hội của mỗi người, sẽ có những quy tắc giao tiếp khác nhau.
Nhưng tất cả đều có chung một đặc điểm là: Tất cả những lời chào bao giờ cũng phải cúi mình. Kiểu cúi chào đó hoàn toàn phụ thuộc vào địa vị hay là mối quan hệ xã hội của từng người cụ thể là: Cách người Nhật đón và tiếp khách tại công ty. Hướng dẫn khách
Đi lên xuống cầu thang
Thông thường, khi đến các công ty Nhật Bản làm việc, thì khách hàng sẽ phải đến phòng gặp người quản lý có quyền hạn và trách nhiệm. Khi đó, khách hàng sẽ được nhân viên của công ty hướng dẫn và đưa lên tận nơi để gặp quản lý:
– Nếu lên cầu thang: Khách sẽ bước lên trước và nhân viên công ty sẽ đi theo sau và nếu có vấn đề gì thắc mắc nhân viên sẽ giải đáp trong phạm vi cho phép.
– Nếu xuống cầu thang: Nhân viên sẽ phải đi xuống trước, còn khách sẽ đi sau. Đây là những quy định mà tất cả đều phải thực hiện và làm đúng.
Văn hóa tiếp khách tại công ty của người Nhật
Khi đi trong hành lang
Khi đi trong hành lang, thì khách đi sau còn nhân viên đi trước và cách một đoạn so le với khách. Tuyệt đối, không được đi trước mặt khách và tránh che khuất tầm nhìn của khách.
Lưu ý: Khi đi trong hành lang, luôn phải chú ý đến bước chân của khách để điều chỉnh nhịp độ cho phù hợp. Khi đến chỗ rẽ của hành lang, thì nhân viên phải dừng lại và quay lại phía sau và thưa với khách: Xin đi theo hướng này ạ, đồng thời nhân viên đó phải dùng hai tay mời khách theo hướng phải rẽ.
Cách mở cửa phòng cho khách
Khi đến nơi mà phòng đóng cửa, thì nhân viên đó phải dùng tay trái để mở cửa và nói với khách một cách lịch sự nhã nhặn: Xin mời Ông/ bà vào. Sau đó, khi khách đã bước vào phòng thì dùng tay phải đóng cửa lại.
Lưu ý: Khi mở cửa cho khách về, thì vẫn phải dùng tay trái mở cửa và đứng giữ ở đó cho đến khi khách bước hẳn ra khỏi phòng thì mới được đóng cửa lại.
Văn hóa người Nhật khi tiếp khách tại công ty
Đối với việc mời trà:
Sau khi khách đã vào bên trong phòng và ngồi trên ghế, nhân viên sẽ phải mang trà vào để mời. Việc mang trà này, nhân viên không phải tự ý mang vào là xong. Mà, phải thể hiện sự lịch sự khi đón tiếp như: Phải gõ cửa trước khi vào và xin phép nếu bên trong đồng ý mới được bê trà vào.
Vào trong phòng, nhân viên sẽ phải đặt khay đựng tách trà phía dưới chân bàn (Chỉ áp dụng cho bàn thấp kiểu Nhật). Sau đó, dùng 2 tay để nâng chén trà lên và mời khách. Việc mời khách uống trà không phải là nâng lên bằng 2 tay mà còn phải quay mặt về nhìn vào khách thể hiện lòng tôn trọng và nói rõ ràng nhẹ nhàng xin mời nữa. Tiếp đó, nhân viên sẽ úp ngược khay đựng trà và ôm trước ngực để đi ra ngoài một cách nhẹ nhàng và nhớ phải gật đầu cúi chào để khách tiện nói chuyện với quản lý.
Lưu ý: Trong trường hợp bạn thấy câu chuyện sẽ kéo dài và lâu hơn. Thì, nhân viên phải pha thêm trà mới để thay trà cũ.
Khi nói chuyện xong, khách ra về thì nhân viên đó phải quay lại phòng để dọn dẹp. Bạn thấy đấy, người Nhật họ văn minh là thế nhưng những quy định và phép tắc thì luôn được gìn giữ.
Với những thông tin trên, đây chính là những thông tin hữu ích dành cho những bạn đang đi du học hay xuất khẩu lao động Nhật Bản và cũng là kỹ năng cơ bản để bạn trở thành một trong những nhân viên chính của công ty. Không riêng gì của Nhật Bản mà còn nhiều công ty khác nữa. Vì đây chính là nét đẹp truyền thống của người Nhật Bản mà chúng ta cần phải học tập.
Nguồn: duhocdieuduongnhatban.net