Nhật Bản được biết đến là một đất nước có nền văn hóa lâu đời với nhiều quy tắc khác nhau, những kiến thức về văn hóa sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn thực tập sinh đang chuẩn bị sang Nhật Bản.
- Khám phá vẻ đẹp hút hồn ở Nhật Bản trong bốn mùa
- 3 lĩnh vực ngành Mộc mà bạn có thể lựa chọn nếu đi thực tập sinh Nhật Bản
- Những nguyên tắc vàng khi tham gia phỏng vấn đi Nhật Bản
Những nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản mà thực tập sinh nên biết
Văn hóa cúi chào
Ở Nhật bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh 2 người cúi chào khi gặp nhau, hành động cúi chào để thể hiện sự cảm kích và sự tôn trọng với người đối diện. Khi cúi chào người Nhật thường nói “ohayo gozaimasu” có nghĩa là “Chào buổi sáng” và “konnichi wa” với ý nghĩa “Chào buổi chiều”
Thông thường cúi chào được phân thành các cấp độ khác nhau bao gồm: Cúi chào thông thường, cúi chào trang trọng, cúi chào mang ý nghĩa cảm ơn, cảm tạ…
Văn hóa cúi chào
Văn hóa Vỗ tay (“gassho”)
Người Nhật thường có thói quen vỗ hai bàn tay trước ngực được gọi là “gassho”. Trước khi bắt đầu bữa ăn, bạn nên thực hiện động tác “gassho” và nói “itadakimasu”, câu này có nghĩa là “nhận” hoặc “chấp nhận một món quà hoặc một vật nào đó, thể hiện được thái độ biết ơn của bạn đối với thức ăn cũng như người làm ra nó.
Văn hóa tạm biệt
Ở Nhật người ta thường dùng từ “sayonara” để nói lời tạm biệt, nhưng từ “bye-bye” cũng được sử dụng thường xuyên. Cũng tương tự như Việt Nam, ở Nhật khi chào tạm biệt người ta thường hướng lòng bàn tay ra ngoài, vẫy từ trái sang phải. Khi chào ai đó ở phía xa họ sẽ giơ cánh tay lên cao để thấy rõ hơn và vẫy từ phải sang trái với biên độ rộng hơn.
Văn hóa đặc trưng của người Nhật
Văn hóa dùng điện thoại di động
Ở Nhật 90% người dân sử dụng điện thoại di động, việc sử dụng điện thoại di động là hết sức cần thiết. Tuy nhiên khi sang Nhật du học hay xuất khẩu lao động bạn cũng cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng điện thoại, đặc biệt là tại những nơi công cộng.
– Nên chuyển điện thoại sang chế độ im lặng khi đến những nơi yên tĩnh như nhà hàng, khách sạn, tàu siêu tốc để tránh làm phiền người xung quanh.
– Nên tắt điện thoại ở những khu vực như nhà hát, rạp chiếu phim và bảo tàng.
– Luôn tắt điện thoại khi đến những khu vực hạn chế như sân bay và bệnh viện.
– Tuyệt đối không nói chuyện điện thoại khi đang lái xe, tham gia giao thông.
Nguồn: duhocdieuduongnhatban.net