SHARE

Nếu có ý định đi Xuất khẩu lao động Nhật Bản bạn không nên bỏ qua bài viết sau đây để biết thêm về các quy tắc làm việc của người Nhật Bản, đặc bệt là quy tắc 5S.

Quy tắc làm việc nổi tiếng của người Nhật Bản, bạn có biết?

Nhật Bản là một đất nước không chỉ nổi tiếng có nền kinh tế phát triển mà còn là một đất nước có nhiều quy tắc làm việc vô cùng nổi tiếng, đặc biệt là quy tắc 5S. Nếu bạn đã, đang và sẽ có ý định sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, bạn không nên bỏ qua bài viết sau đây!

Quy tắc 5S là quy tắc gì?

Nhật Bản là một đất nước của nhiều quy tắc làm việc, trong đó có quy tắc 5S và được nhiều công ty trên thế giới áp dụng thành công trong hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm cũng như quy trình sản xuất. Quy tắc 5S là “Sort” – “Set in order” – “Standardize” – “Sustaint” – “Seft-discipline” theo tiếng Nhật là “Seiri” – “Seiton” – “Seiso” -“Seiketsu” – “Shitsuke” nghĩa là “Sàn lọc” – “Sắp xếp” – “Sạch sẽ” – “Săn sóc” – “Sẵn sàng”.

Đây là một nguyên tắc vô cùng quan trọng đối với các tổ chức, công ty nếu muốn hướng đến mô hình đẳng cấp thế giới.

Mục tiêu quy tắc 5S hướng đến là:

  • Môi trường làm việc được xây dựng ngăn nắp, sạch sẽ.
  • Dễ dàng nhận thấy kết quả làm việc.
  • Tăng cường phát huy sáng kiến của tất cả mọi người.
  • Nâng cao ý thức kỷ luật trong môi trường cơ quan làm việc.
  • Cải thiện chỗ làm việc thuận tiện và an toàn, mọi người đều tự hào về nơi làm việc.
  • Xây dựng hình ảnh tổ chức/doanh nghiệp, đem lại cơ hội trong kinh doanh…

Tóm tắt ý nghĩa quy tắc 5S của người Nhật Bản

Hình thức áp dụng Quy tắc 5S như thế nào?

Quy tắc 5S được các công ty tại Nhật Bản và các công ty trên thế giới áp dụng như sau:

Seiri (Sàng lọc)

Sàng sọc có nghĩa là cần phải xác định, phân loại và loại bỏ những đồ dùng, vật dụng không cần thiết được tiến hành theo các bước như sau:

  • Tổng vệ sinh tất cả các vật dụng, đồ dùng, dụng cụ.
  • Phân loại cũ mới, xác định mức độ hư hỏng và tìm hiểu, liệt kê các nguyên nhân.
  • Xác định, xem xét các khu vực xấu trong nhà máy.
  • Lên kế hoạch và quyết định phương châm thực hiện hiệu quả phù hợp với ngân sách.

Seiton (Sắp xếp)

Quy tắc này là yêu cầu cần phải sắp xếp đúng vị trí của từng thứ và tuân thủ theo tiêu chí:

  • Sắp xếp những đồ dùng hay sử dụng gần nơi làm việc.
  • Những đồ dùng ít sử dụng hoặc không sử dung nên sắp xếp xa nơi làm việc.
  • Sắp xếp theo màu sắc để dễ phân biệt với nhau.
  • Các dụng cụ PCCC, thiết bị an toàn, lối thoát hiểm… cần phải làm nổi bật lên.

Seiso (Sạch sẽ)

Cần phải giữ gìn nơi làm việc và các khu vực xung quanh nơi làm việc sạch sẽ, cụ thể:

  • Mỗi ngày nên dành ra ít nhất 3 phút để dọn dẹp.
  • Nơi công cộng, người làm vệ sinh chịu trách nhiệm Seiso nhưng mọi người phải có trách nhiệm giữ gìn môi trường làm việc chung.

Môi trường làm việc sạch sẽ, an toàn và tốt cho sức khỏe cho bạn chính là bản thân bạn.

Seiketsu (Săn sóc)

Tiếp tục của 3S phía trên là “Săn sóc”, nghĩ là bạn phải thường xuyên chăm sóc, vệ sinh và duy trì khu vực làm việc gọn gàng, ngăn nắp bằng cách:

  • Cần thiết kế các nhãn dán rõ ràng và đúng tiêu chuẩn của từng vị trí quy định.
  • Đưa ra các chỉ số để xác định các tiêu chuẩn vượt trội.
  • Đưa ra các phương pháp thống nhất về giới hạn, xác điịnh các vị trí.

Mọi người cần phải nghiêm túc chấp hành Seiketsu trong quá trình làm việc để rèn luyện ý thức và phát triển lâu dài.

Shitsuke (Sẵn sàng)

Đối với quy tắc này, tất cả mọi người phải luôn trong tư thế sẵn sàng và tự giác tuân thủ mọi quy tắc, luật lệ được đưa ra và thực hiện 4S trên để xây dụng cho mình thói quen, nề nếp tốt trong làm việc và cuộc sống.

Để làm được điều này, bạn cần phải: “Coi công ty, nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai của bản thân và đây chính là nơi tạo ra nguồn thu nhập cho chính bản thân và gia đình của bạn”.

Vì vậy cố gắng tuân thủ tốt quy tắc 5S không chỉ giúp bạn có thể rèn luyện cho mình các thói quen tốt mà còn giúp cho nơi làm việc trở nên sạch sẽ, thoải mái, dễ chịu và an toàn như chính đang làm việc ở nhà.

Hy vọng với các chia sẻ của chúng tôi về quy tắc 5S trong công việc của người Nhật Bản sẽ giúp bạn tích lũy thêm nhiều kiến thức, kỹ năng để củng cố và phát triển trên con đường tương lai, sự nghiệp của mình khi đi Xuất khẩu lao động ở xứ sở mặt trời mọc. Chúc các bạn thành công!

Nguồn: duhocdieuduongnhatban.net tổng hợp

Facebook Comments Box