SHARE

Chúng ta cũng đã biết nhiều về đất nước Nhật Bản, sự phát triển về kinh tế, sự văn minh trong lối sống và ý thức rất cao của họ. Tuy nhiên bên cạnh những điều đó, Nhật Bản cũng có rất nhiều thứ “rất khác người”.

Thời gian ngắn nhất để nhập cảnh làm việc tại Nhật Bản là bao lâu? Nghiệp đoàn Nhật Bản là gì? Những điều lao động nên biết Người Nhật đón và tiếp khách tại công ty như thế nào?

Văn hóa của người Nhật “dị” như thế nào?

Văn hóa của người Nhật có nhiều điều đặc biệt, nhưng đặc biệt như thế nào, cụ thể ra sao thì ít người biết được nhiều. Bài viết này sẽ nêu chi tiết các thói quen thường ngày của người Nhật Bản. Mà thói quen hàng ngày của người dân thì chính là văn hóa của quốc gia đó.

Rót rượu cho bạn và chờ bạn rót lại rồi mới uống

Nếu như ở Việt Nam chúng ta vẫn thường có thói quen rót rượu mời khách, bạn bè trước rồi tự rót rượu cho mình và cùng uống thì ở Nhật lại không như vậy. Với người Nhật tự rót rượu cho mình là hành vi tuyệt đối cấm kỵ vì họ cho rằng đó là hành vi tự mãn, thiếu văn hóa và không tôn trọng người cùng uống.

Nếu như ở Việt Nam như vậy được coi là đủ phép lịch sự thì  ở đất nước Mặt trời mọc lại ngược lại. Do đó khi đến đất nước này bạn hãy cẩn thận nhé! Khi rót rượu mời người đối diện thì hãy đợi người đó rót lại mời bạn sau đó cả 2 hãy cùng thưởng thức cùng nhau.

Rót rượu cho bạn và chờ bạn rót lại rồi mới uống

Rót rượu cho bạn và chờ bạn rót lại rồi mới uống

Tiền “tip” không có mặt trong từ điển của người Nhật

Nếu như ở các nước phương Tây hành động đưa tiền “tip” là chuyện hết sức bình thường nếu như chưa nói đến là bắt buộc thì ở Nhật Bản là gần như không có. Những nhân viên phục vụ nhà hàng, khách sạn,…lại không bao giờ đòi hỏi hay nhận tiền từ khách hàng.

Nếu như ở các nước phương Tây nếu khách hàng không “tip” tiền sau khi sử dụng dịch vụ thì sẽ bị coi là những ki bo và bất lịch sự thì ở Nhật nhiều khi nhân viên còn phải chạy theo khách để trả lại tiền tip mà họ để quên. Bời lẽ tinh thần Samurai trong họ rất lớn, họ cho rằng hành động “bo” tiền là khiếm nhã và không tôn trọng họ.

Hàm răng đẹp là phải có răng khểnh

Người Việt Nam có câu “cái răng cái tóc là vóc con người”, hàm răng đẹp ở đây là gì? Là hàm răng đều và thẳng, ở các nước phương Tây trẻ em phải đi niềng răng rất nhiều để có hàm răng đẹp. Thế nhưng ở Nhật Bản các mẹ các chị lại quan niệm răng khểnh răng nanh mới là đẹp. Thậm chí họ còn chủ động đến tìm gặp bác sĩ để chỉnh sửa, để ép răng cho chúng vểnh ra ngoài. Và phong trào này càng trở nên rầm rộ sau khi được PR bởi các ngôi sao nhạc Pop hay người nổi tiếng. Họ cho rằng có răng khểnh sẽ nâng độ duyên của họ lên rất nhiều.

Hàm răng đẹp là phải có răng khểnh

Hàm răng đẹp là phải có răng khểnh

Để bắt kịp phong trào, nhiều phòng khám răng còn có dịch vụ chỉnh sửa tạm thời dành cho những người có ý định thay đổi sau đó.

Ngủ ở văn phòng là điều đáng khích lệ

Việc ngủ gật ở văn phòng mà bị sếp bắt gặp thì đúng là tai họa, thường thì là như thế đúng không? Nhưng, ở Nhật thì hoàn toàn  ngược lại, thậm chí còn được khuyến khích. Vì họ cho rằng nhân viên của mình ngủ tại văn phòng không có nghĩa là họ lười biếng mà là họ làm việc quá chăm chỉ.

Đối với các sếp Nhật, nhân viên của mình ngủ gật tại văn phòng là nhân viên tận tụy với công việc đến nỗi họ không có thời gian ngủ ở nhà. Vậy nên không có lý do gì để trách móc hay kiểm điểm một nhân viên tận tụy với nghề như vậy.

Húp mì là…phải tạo ra tiếng động

Ăn uống là vấn đề tế nhị phải giữ ý, nhất là với con gái, ăn nhỏ nhẹ, không được có tiếng động nếu không sẽ bị nói là vô duyên, không có ý tứ.

Thế nhưng khi đến Nhật, tiếng húp mì “xì xụp” lại có giá trị như một lời khen.

Húp mì là…phải tạo ra tiếng động

Húp mì là…phải tạo ra tiếng động

Đối với người Nhật, tiếng húp mì như là sự khen ngợi của người ăn rằng họ đang thưởng thức chúng rất ngon. Hay khi đi ăn ở nhà hàng cũng vậy, tiếng húp mì thay cho lời khen dành cho đầu bếp rằng họ đã nấu rất ngon.

Nhường ghế cho người già là bất lịch sự

Ở Việt Nam, đi xe buýt mà thấy người già thì phải nhường ghế, nếu không sẽ bị coi là bất lịch sự, sẽ bị mọi người nhìn với ánh mắt coi thường. Thế nhưng ở Nhật Bản, việc nhường ghế cho người già lại có phần gì đó được coi là bất lịch sự.

Thế nên khi đến Nhật Bản du học hay xuất khẩu lao động các bạn cũng đừng quá ngạc nhiên khi đi tàu hay xe buýt mà không thấy người trẻ nhường ghế cho người già.

Đó là vì người Nhật có tinh thần Samurai rất cao, họ không muốn thừa nhận hay cảm giác mình yếu đuối hơn người khác nên không muốn nhận sự giúp đỡ đó. Hơn nữa những người lớn tuổi lại không thích nhận mình là “già”, vì vậy khi bạn nhường ghế cho họ họ sẽ nghĩ là bạn đang có ý chê họ già.

Nguồn: duhocdieuduongnhatban.net

Facebook Comments Box