SHARE

Nói đến Nhật Bản là chúng ta nghĩ ngay đến những con người theo xu hướng hoàn hảo, trách nhiệm. Hơn nữa Nhật được biết đến với những nghệ thuật thể hiện sự tinh tế, sáng tạo, chu toàn của con người Nhật.

4 Nghệ thuật tinh tế của người Nhật

4 Nghệ thuật tinh tế của người Nhật

Với sự phát triển của đất nước đi đầu công nghệ nhưng Nhật Bản không hề mất đi giá trị truyền thống mà còn phát triển sao cho phù hợp với hiện tại.Hãy cùng tìm hiểu những nghệ thuật phổ biến trong bài viết này:

Kịch Kabuki – loại hình kịch truyền thống của Nhật

Là loại kịch với sự kết hợp của múa, diễn xuất, âm nhạc,…Kabuki trở thành một loại hình nghệ thuật độc đáo không chỉ ở Nhật Bản mà vươn ra thế giới được UNESCO công nhận và di sản văn hóa phi vật thể của nước Nhật.

Bắt nguồn năm 1603 khi Okuni “một đồng cốt trong nền thờ đạo Shinto” bắt đầu biểu diễn phong cách múa mới ở Kyoto. Dần dần trở nên nổi tiếng loại hình kịch này thậm chí được biểu diễn trong cung đình và nhiều đoàn kịch khác đã bắt trước.

Có ba dạng nhân vật chính trong Kabuki: Tachiyaku – “nhân vật trẻ đại diện cho người tốt”, Katakiyaku- “ kẻ xấu chuyên làm điều ác”, và Onnagata – “Nhân vật nữ”.

Mỗi nhân vật với tính cách khác nhau sẽ được trang điểm khác nhau. Trước đây các nhân vật đóng kịch là nữ thậm chí họ cải trang nhân vật nam thu hút rất nhiều khán giả nam. Dần dần không chỉ đơn thuần khán giả nam đến xem nữa và bị cho rằng mất đi giá trị truyền thống. Năm 1629 phụ nữ bị cấm diễn kịch Kabuki và tất cả các loại hình sân khấu nghệ thuật khác. Diễn viên nam đảm nhận hầu hết các vai diễn thậm chí còn giả nữ.

Kịch Kabuki – loại hình kịch truyền thống của Nhật

Kịch Kabuki – loại hình kịch truyền thống của Nhật

Nghệ thuật cắm hoa

Ikebana – tạm dịch tiếng Việt là “hoa sống” là những nghệ thuật diễn tả cảm giác khi thưởng thức thiên nhiên, một nghệ thuật ở đó người ta tái tạo lại vẻ đẹp thiên nhiên chỉ qua cành cây, ngọn cỏ, bộc lộ cung bậc cảm xúc, tính cách thông qua màu sắc của chúng.

Nhật bản cũng có nguyên tắc cắm hoa khá nghiêm ngặt nhưng mỗi nghệ nhân lại có sáng tạo riêng họ thể hiện tình yêu, triết lý nhân sinh trong cuộc sống vào tác phẩm của mình.

Xuất hiện từ khá lâu khoảng 600 năm trước ban đầu do các thầy tu hay người có thân phận cao quý biểu diễn.Theo thời gian được phổ biến và trở thành loại hình nghệ thuật đặc biệt từ thế kỉ 15 đến nay. Có một số phong cách cắm hoa như sau: Rikka, Shoka, Jiyuka là một số phong cách cắm hoa cơ bản.

Nghệ thuật cắm hoa

Nghệ thuật cắm hoa

Trà đạo

Trà đạo được biết đến loại hình nổi tiếng nhất ở Nhật ngay cả khi bạn chưa đến Nhật thì cũng nghe đến rồi. Để thưởng thức trà theo đúng “chuẩn” Nhật thì còn phụ thuộc vào các yếu tố: không gian thưởng thức trà, dụng cụ pha trà, cách Thiền và các phong tục thưởng thức trà. Tất cả những điều này tạo nên phong cách thưởng thức trà của người Nhật. Những bạn khi đi du học hay xuất khẩu lao động Nhật Bản sẽ có cơ hội tận mắt chứng kiến nghệ thuật này của Nhật Bản.

Theo ghi chép lại thì bắt đầu từ thời nhà Đường có một cao tăng sang Trung Quốc học đạo vô tình thưởng thức trà thấy ngon và mang về nước trồng. Qua nhiều giai đoạn khác nhau chủ yếu có ba trường phái chính Omotesenke, Urasenke và Mushakoji-senke. Quy tắc thưởng thức trà khá khắt khe tuy nhiên để phù hợp với thời hiện đại thì Nhật Bản biến tấu để phù hợp với thời đại.Ví dụ như khách không ngồi Thiền được theo phong cách Nhật thì họ có thể ngồi trên nghế gỗ nhỏ mà không làm mất đi không khí trang nghiêm của căn phòng.

Trà đạo

Trà đạo

Nước pha trà: được đun trên bình thủy hoặc được nấu trong ấm kim khí không có nắp trền bồn than rất yếu được giữ nhiệt độ 80-90 độ C.

Dụng cụ: dung cụ pha trà phải được làm ấm bằng cách tráng qua nước sôi và lau khô trước khi sử dụng.

Cách pha trà: người Nhật pha trà rất cầu kì nên mỗi loại tà khác nhau thì có cách pha khác nhau. Nhưng thông dụng nhất thì họ pha trà theo ba lần nước.

– Lần 1: pha ở nhiệt độ 60 độ C sau đó ngâm 2-3 phút và rót ra mời khách uống.

– Lần 2: pha ở nhiệt độ 80 độ C ngâm 30-40 giây sau đó mời khách.

– Lần 3: pha ở nhiệt độ 90 độ C ngâm trong 30-40 giây sau đó mời khách.

Nghệ thuật gấp giấy

Nghệ thuật gấp giấy

Nghệ thuật gấp giấy

Khoảng thế kỷ thứ 7, công nghệ sản xuất giấy ở Trung Quốc du nhập vào Nhật Bản, sau đó người Nhật đã áp dụng và sáng tạo ra một loại giấy gấp mở nhiều không rách, bền, dai cho đến nay họ vẫn tự hào về loại giấy “Washi”.

Từ đây nghệ thuật gấp giấy Origami của Nhật ra đời và trở thành nét đặc sắc trong văn hóa Nhật Bản. Mới đầu thì chỉ là gấp các loại máy bay, thuyền bình thường sau dần dần các loại kiểu gấp tỉ mỉ hơn đa dạng hơn ra đời. Mới đầu dành cho trẻ con chơi, nay còn phổ biến toàn thể tầng lớp của Nhật Bản. Hơn nữa việc gấp Origami không những đòi hỏi việc sáng tạo mà nó còn trở thành một môn học ở một số nơi để phát triển tư duy sáng tạo của trẻ nhỏ. Mặt khác môn này đòi hỏi sự tỉ mỉ, sáng tạo và kiên trì nên còn có tác dụng giảm stress và mất ngủ của nhiều người.

Nguồn: duhocdieuduongnhatban.net

Facebook Comments Box