“Tenugui” là một loại khăn Nhật Bản truyền thống. Tuy nhiên, Tenugui không chỉ là một chiếc khăn thông thường mà nó còn mang một lịch sử lâu dài và là cho một món quà tuyệt vời cho những ai đến Nhật Bản.
- Kendama – Trò chơi truyền thống Nhật Bản
- 6 điều khiến bạn shock khi đặt chân đến Nhật Bản
- Những sản phẩm “vàng” của nền nông nghiệp Nhật Bản
Khăn Tenugui – món quà lưu niệm thần kỳ xứ anh đào
Tenugui là gì?
Tenugui là một loại khăn mỏng được làm từ vải cotton, hình chữ nhật, có kích thước khoảng 35×90 cm, được nhuộm màu hoặc các hình vẽ truyền thống văn hóa Nhật Bản.
“Tenugui” được ghép từ chữ Te (手), tức “Thủ”, và Nugui (ぬぐい), tức “Lau”, tuy nhiên chiếc khăn này không chỉ được dùng để lau tay mà còn có rất nhiều công dụng khác như làm khăn quấn đầu, bọc chai nước hay làm quà tặng. Gía của khăn Tenugui không đắt và bạn có thể tìm mua ở khắp nơi tại Nhật Bản, không chỉ ở các cửa hàng đặc biệt mà còn ở các góc lưu niệm của khắp các cửa hàng.
Tenugui được người Nhật chia thành nhiều loại theo độ mịn của vải, loại vải chính được làm khăn là “tokuoka”, “oka” và “bun (sori)”. Vải càng mịn thiết kế càng cao. Ngoài phân chia theo độ mịn của vải, khăn Tenugui được chia theo kỹ thuật được sử dụng để trang trí cho chúng như “chusen” nhuộm và in.
Ngày nay, khăn Tenugui được sử dụng vô cùng biến hóa với nhiều hoa văn và màu sắc đa đạng cùng cách sử dụng vô cùng biến hóa.
Tenugui đã được sử dụng ở Nhật Bản từ giai đoạn Nara (710-794) và dần phổ biến hơn trong thời đại Edo. Ban đầu, những chiếc khăn này tenugui chỉ được sử dụng cho những nơi linh thiêng. Sau thời chiến quốc thì các võ sĩ và dân thường cũng được sử dụng để lau mồ hôi, làm khăn quấn đầu hoặc choàng cổ như hiện tại.
Những họa tiết Tenugui đặc sắc của Nhật Bản
Những họa tiết Tenugui đặc sắc của Nhật Bản
Logo Kamawanu
Kamawanu chính là sự kết hợp hình ảnh của cái lưỡi hái (Kama), hình tròn (Wa) và chữ “Nu”. Họa tiết này thịnh hành khi nghệ sỹ Kabuki lừng danh Ichikawa Danjuro VII (1791 – 1859) sử dụng trong trang phục biểu diễn của mình.
Cá nóc (Fugu – ふぐ)
Cá nóc trước kia được người Nhật gọi là “Fuku”, đồng âm với chữ Phúc cũng đọc là “Fuku”. Do đó, trong quan niệm người Nhật, cá nóc được xem là loài cá may mắn và mang đến phúc lành.
Lá cây gai dầu (Asa no ha – 麻の葉)
Đây là họa tiết hình học khá giống với lá cây gai dầu nên mọi người gọi hoa văn là “Asa no ha”.
Fukuro – ふくろう
Fukuro trong tiếng Nhật đồng âm với từ “Không gian khổ” nên đây cũng coi là biểu tượng của sự may mắn.
Cách sử dụng khăn tenugui
Hiện nay, tenugui không chỉ được sử dụng để lau tay hoặc lau mặt mà còn được sử dụng như một món phụ kiện làm đẹp hoặc dùng để gói đồ. Dưới đây là một số công dụng cơ bản của khăn Tenugui.
Nguồn: duhocdieuduongnhatban.net