SHARE

Nói đến văn hóa Nhật Bản chúng ta không thể không nhắc đến loại rượu Sake nổi tiếng. Vậy phong tục uống rượu Sake của người Nhật bắt nguồn từ đâu? Cùng khám phá điều thú vị này nhé!

Nếu như Hàn Quốc có rượu Soju nổi tiếng thì tại Nhật Bản rượu Sake lại là loại rượu đặc trưng và được nhiều người yêu thích nhất.

Phong tục uống rượu Sake của người Nhật Bản

Khám phá nguồn gốc của rượu Sake

Sake là loại rượu làm từ gạo mà người Nhật gọi là Nihonshu. Thực ra trong tiếng Nhật, Sake chỉ chung cho mọi loại rượu, rượu nặng hay nhẹ, vang, whisky hay Gin.

Không giống rượu vang được sản xuất bằng cách lên men đường có trong trái cây, Sake được sản xuất như quá trình tạo ra bia, tinh bột được biến đổi thành đường trước khi lên men thành rượu. Tại Nhật Bản, rượu Sake thường được người dân thưởng thức khi có những lễ hội đặc biệt. Rượu được đựng trong một chai sứ gọi là Tokkri và được rót ra chén nhỏ gọi là Sakazuki để uống. Theo phong cách truyền thống, người ta sẽ dùng một chén nhỏ bằng gỗ có hình dạng một chiếc hộp hình vuông gọi là Masu. Ngoài ra người ta có thể dùng ly thuỷ tinh để uống Sake.

Kể từ khi Phù Tang (tên gọi Nhật Bản thời cổ) du nhập lúa nước vào sản xuất nông nghiệp nội địa thì việc sản xuất rượu Sake từ gạo cũng thâm nhập theo. Rượu Sake thời xưa vốn không dành cho tầng lớp bình dân mà chủ yếu phục vụ hoàng gia hoặc các đền chùa lớn, và thường được dùng trong các lễ hội tôn giáo. Đến tận khoảng cuối thế kỷ 12, Sake mới bắt đầu trở thành thứ đồ uống phổ biến trong tầng lớp bình dân.

Nguồn gốc của rượu Sake Nhật Bản

Sake trở thành thức uống quốc hồn Nhật Bản bởi quy trình sản xuất rượu Sake hầu như không thay đổi trong vòng 400 năm qua. Sake vốn được sản xuất theo kiểu thủ công, dưới sự chỉ đạo của một người nấu rượu chính giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên ngày nay, để tăng công suất sản xuất cũng như đơn giản hóa và giảm chi phí, nhiều hãng rượu lớn sử dụng máy móc để kiểm soát các công đoạn.

Sake có hai loại, nếu nhãn rượu có ghi Junmai thì đó là loại rượu Sake chỉ sản xuất từ gạo, nước và nấm Koji. Nếu nhãn rượu không ghi Junmai thì rượu còn được bổ sung vi lượng rượu để tạo độ cay và hương vị. Cả hai loại đều rất ngon.

Thưởng thức rượu Sake Nhật Bản

Điều đầu tiên cần quan tâm là nước, để tạo ra được một chai rượu Sake ngon. Nước tinh khiết chiếm 80% rượu Sake thành phẩm. Hầu hết nước được lấy từ sông, suối, hồ thượng nguồn và phải đảm bảo độ tinh khiết cũng như thành phần hoá học để hỗ trợ quá trình nấu và bảo quản rượu Sake.

Thứ hai là gạo. Gạo sản xuất Sake gọi là Shuzo Kotekimai hay Sakamai, là loại gạo trồng chỉ chuyên dùng sản xuất rượu Sake. Gạo sản xuất Sake ăn không ngon như gạo thường nhưng lại nấu rượu rất ngon. Gạo Sake đặc điểm là nhiều tinh bột hơn, ít chất đạm và chất béo hơn. Lựa chọn gạo Sake cũng cần sự cẩn thận và kỹ lưỡng. Cần chọn gạo càng dẻo và mềm để nấm Koji có thể chuyển hoá dễ dàng tinh bột thành đường và chuẩn bị cho quá trình lên men sau này.

Rượu Sake có thể uống khi nóng hay nguội tuỳ vào mùa và theo loại rượu Sake. Người ta thường nghĩ rượu Sake phải uống nóng, nhưng thực ra người Nhật chỉ hay uống Sake nóng vào mùa đông. Để hâm nóng Sake, người chuyển rượu sang các chai gốm rồi ngâm trong nước sôi.

Thưởng thức rượu Sake Nhật Bản

Rượu Sake Nhật Bản có một vị ngon và hương thơm đặc biệt được rất nhiều người yêu thích. Không chỉ ngon mà còn có rất nhiều lợi ích như phòng chống ung thư, tốt cho tiêu hoá, làm da đẹp, giảm đau đầu… Nếu là người yêu thích rượu, dù bạn là tu thực tập sinh nhất định phải thử uống rượu Sake một lần.

Trong những đêm trời lạnh, rót một ly rượu Sake ấm nóng vào ly, ôm ly rượu trong lòng hai bàn tay để ủ ấm, lắc nhẹ ly để cảm thấy mùi thơm nồng nàn quyến rũ của hương gạo bốc lên, sau đó nhẹ nhàng hớp một hớp rượu, để nước rượu trong miệng vài giây, sau đó đưa nhẹ nhàng qua cổ để thưởng ngoạn hết cái thơm của mùi rượu, và vị ngon của loại rượu này. Thật tuyệt phải không nào!

Nguồn: duhocdieuduongnhatban.net Tổng hợp

Facebook Comments Box