Khi nhắc đến Nhật Bản bạn nghĩ gì? Một quốc gia hình mẫu của văn hóa Phương Đông, là cường quốc luôn đứng Top đầu Thế giới. Tuy vậy Nhật Bản không chỉ có những điểm sáng tuyệt vời mà còn có những điểm tối bất tận.
- Văn hóa của người Nhật “dị” như thế nào?
- Tìm hiểu nghề đánh bắt cá của ngư dân Nhật Bản
- Nhật Bản – Người giàu cũng rất lạ
Đằng sau bức màn hoàn hảo của con người Nhật Bản
Một nhóm thanh niên Nhật Bản “ăn chay gặm cỏ”
Theo tin tức xuất khẩu lao động Nhật Bản cho biết, có một thế hệ thanh niên theo khảo sát của Nhật Bản cho thấy đại bộ phận thanh niên Nhật bản không có hứng thú với đời sống đôi lứa. Họ cho rằng yêu đương là phiền toái, phức tạp, thà ở một mình còn hơn. 21,6% theo điều tra cho thấy thanh niên Nhật chẳng quan tâm đến việc chăn gối với bạn khác giới hay cùng giới. Rồi nửa cặp vợ chồng lấy nhau mà không thèm động đến vợ mình trong thời gian dài.
Nếu bạn là người muốn tìm kiếm cho mình một hạnh phúc vợ chồng thì Nhật Bản không phải là sự lựa chọn hoàn hảo.
Một nhóm thanh niên Nhật Bản “ăn chay gặm cỏ”
Sự bất bình đẳng giới của Nhật Bản “kinh khủng khiếp”.
Mặc dù bất bình đẳng giới đã được xóa bỏ, tuy nhiên ở Nhật tình trạng này vẫn còn xảy ra rất rõ rệt, Theo điều tra thì Nhật đứng thứ 109 trong bảng xếp hạng báo cáo về khoảng cách giới toàn cầu.
Trong số phụ nữ thì chỉ có 7% là được làm vị trí cao trong công ty còn lại là nam giới. Sự xuống cấp đạo đức của đàn ông Nhật Bản làm cho giới nữ không ít người dấn thân vào làm ngành mại dâm xứ Phù Tang. Một người phụ nữ phải sống hai mặt với việc sáng đến văn phòng với đồng lương ít ỏi – tối về ra phố kiếm thêm thu nhập.
Theo thống kê cho thấy trong 23,51 triệu phụ nữ đi làm thì có đến 13,32 triệu người không có công việc ổn định. Nhiều bà mẹ đơn thân vì nuôi con mà phải ra đường làm “ gái gọi”.
Thông thường khi kết hôn thì người phụ nữ dù yêu công việc như thế nào thì cũng phải từ bỏ ở nhà lo việc bếp núc, phục vụ chồng. Nếu cố tình tiếp tục đi làm được coi là không tôn trọng chồng bị người đời chỉ trích nặng nề. Khi lấy chồng người phụ nữ còn bị cấm các mối quan hệ bên ngoài một cách tối đa.Vì vậy mà phụ nữ Nhật muốn lấy chồng ngoại quốc hoặc thà ở vậy còn hơn.
Sự bất bình đẳng giới của Nhật Bản “kinh khủng khiếp”
Rùng mình về nguyên nhân “văn hóa tự tử” của Nhật Bản
Nhật Bản là nước có tỉ lệ tự tử cao nhất trong các nước phát triển (G7) hàng năm có trên 20 000 người tự tử.
Vậy với nền văn hóa quá đỗi văn minh như vậy tại sao còn quá nhiều người tự tử đến như vậy? Độ tuổi tự tử nhiều nhất nằm trong khoảng 10-19 tuổi gần như được xếp vào một loại “văn hóa tự tử” của Nhật Bản. Các nguyên nhân chủ yếu là áp lực công việc quá nhiều: đa số người Nhật làm việc trung thành cho một công ty và kí kết hợp đồng dài hạn nếu công ty đó thất bại hoặc phá sản thì chẳng khác nào dồn họ đến đường cùng. Nhiều cái chết cũng bắt nguồn từ việc phá sản.
“Bắt nạt học đường” vấn nạn học đường khiến cho Nhật Bản có con số tuổi vị thành niên tự tử nhiều nhất vào ngày khai giảng 1/9. Theo chuyên gia phân tích tâm lý thì sau khi nghỉ hè dài đến ngày quay lại trường những học sinh bị bắt nạt lo lắng, sợ hãi, chán nản dẫn đến tâm lý tự tử để giải thoát.
“Tinh thần võ sĩ đạo” đã tồn tại được hàng ngàn năm trước khi thất bại dưới tay kẻ thù sẽ là một nỗi sỉ nhục lớn vì vậy mà họ tự sát để giữ gì thanh danh và lòng quả cảm của mình. Truyền thống này dần ăn sâu vào tinh thần của họ và biến đổi dần theo thời gian dẫn cho họ ngộ nhận rằng tự tử là một hành vi dũng cảm, hy sinh.
Rùng mình về nguyên nhân “văn hóa tự tử” của Nhật Bản
Một phần giới trẻ Nhật Bản tự biệt giam chính mình
Thanh niên Nhật Bản hiện nay gặp rất nhiều vấn nạn như không muốn yêu, không muốn cưới, chỉ giam mình ở nhà. Cả ngày chỉ ở nhà ăn, ngủ, lướt mạng, ủ rũ uể oải. Gần như không có tương lai được gọi là nhóm người “ Hikikomori”.
Mặt khác nhóm người này không phải là những thanh niên bỏ đi mà là những thanh niên ưu tú được bao bọc bởi gia đình. Khi bước ra thế giới gặp quá nhiều bất trắc trước công việc, áp lực. Không chịu đựng được khó khăn cuộc sống hiện tại tự biệt giam chính mình cách xa với thế giới bên ngoài.
Cũng do chính cách làm việc quá khắt khe của người Nhật, tinh thần trách nhiệm quá cao dẫn đến tỉ lệ tự tử tăng cao. Nhật Bản có chính sách khắc phục giảm tỉ lệ tự tử đồng thời tăng trưởng kinh tế ngày càng tăng cao.
Nguồn: duhocdieuduongnhatban.net