SHARE

Tháng 11 tại Nhật Bản là thời điểm lập đông, không khí chuyển mùa có chút se lạnh với cảnh sắc tươi đẹp. Hãy cùng trang du học điều dưỡng Nhật Bản tìm hiểu những ngày lễ đặc biệt của tháng 11 tại Nhật Bản nhé!

Chắc hẳn nhưng ai đã và đang sống tại Nhật cũng thấy quốc gia này thật lắm ngày nghỉ, lễ hội. Đối với các bạn tham gia đi xuất khẩu lao động Nhật Bản thường có những kỳ nghỉ lễ dài 10 ngày. Đây cũng là cơ hội để khám phá văn hóa và nét đẹp xứ sở Hoa Anh Đào.

Lễ hội Karatsu Kunchi 

Lễ hội Karatsu Kunchi từ ngày 2 – 4/11

Bắt đầu tháng 11 sẽ là lễ hội Karatsu Kunchi, đây là lễ hội được tổ chức hàng năm tại Karatsu của tỉnh Saga diễn ra từ ngày 2 – 4/11. Thu hút khoảng 500.000 người tới tham dự, thưởng thức, lễ hội mang ý nghĩa tạ ơn thần đền Karatsu đã ban cho người dân những vụ thu hoạch tốt.

“Kunchi” là tên gọi của nghi thức rước vị thần từ đền Karatsu đến nơi mà vị thần được sinh ra. Hoạt động rước kiệu rất hoành tráng, mỗi một cỗ xe có khoảng 150 đến 300 người, gồm cả trẻ em và người lớn kéo đoạn dây thừng dài chở kiệu đi xung quanh thành phố.

Không khí lễ hội sôi động và cuồng nhiệt kéo dài suốt 3 ngày.

Ngày lễ Shichi Go San ngày 15/11

Cứ đến ngày 15/11 hàng năm là các gia đình Nhật Bản lại chuẩn bị đón lễ hội Shichi go san dành cho các bé nhỏ. Shichi-go-san có nghĩa chỉ các con số “bảy, năm và ba”. Những con số này đánh dấu bước trưởng thành quan trọng trong cuộc đời những đứa trẻ.

Lễ hội này bắt đầu có từ thời Heian (794-1185). Tuy nhiên, chỉ có những gia đình quý tộc mới tham gia vào lễ hội may mắn này. Vào thời Edo (1603-1868), lễ hội shichi-go-san trở nên phổ biến hơn. Lúc này người dân bắt đầu tới các ngôi đền để cầu nguyện. Phong tục tập quán này của người Nhật được duy trì cho tới ngày nay.

Ngày lễ Shichi Go San dành cho trẻ nhỏ

Thời nay, các bậc phụ huynh tổ chức ngày shichi-go-san cho các bé trai khi các bé lên 3 và 5 tuổi, còn cho các bé gái khi các bé lên 3 và 7 tuổi. Các bé trai khoác áo jacket và mặc quần hakama. Trong khi đó, các bé gái lại mặc một loại kimono đặc biệt. Trong những năm gần đây, bọn trẻ có xu hướng khoác lên mình những bộ vét và váy đầm theo kiểu phương tây.

Khi cùng các bé tới thăm đền, bố mẹ sẽ mua cho con mình kẹo 1000 năm (chitose-ame). Kẹo có hình dáng như chiếc que và được đựng trong một chiếc túi mang hình ảnh tượng trưng của loài sếu và rùa. Đây là hai loài động vật truyền thống tượng trưng cho tuổi thọ ở Nhật Bản. Kẹo và chiếc túi thể hiện niềm hi vọng của cha mẹ rằng con cái họ sẽ sống lâu và giàu có.

Ngày lễ Vợ chồng 22/11

Ngày 22/11 được cho là một ngày tốt lành vậy nên rất nhiều các cặp đôi đã lựa chọn ngày này để đăng ký kết hôn.

Ngày lễ đặc biệt này bắt nguồn từ một cách nói chơi chữ của người Nhật: 22/11 sẽ được viết là 1122 trong đó 11 rất giống với いい và 22 đọc là futatsu -futatsu, nói tắt là fufu ⇒ Khi ghép vào sẽ thành いい夫婦の日.

Ngày lễ kỷ niệm này chính là dịp để các cặp vợ chồng sống chậm lại, nhìn về phía nhau nhiều hơn, và bày tỏ tình yêu thương của mình với đối phương vì đã luôn bên cạnh nhau trong cuộc sống.

Lễ biết ơn lao động 23/11

Đây là ngày nghỉ lễ quốc dân ở bên Nhật Bản với ý nghĩa bày tỏ sự coi trọng giá trị của sức lao động và cảm tạ một vụ mùa bội thu.

Hàng năm ngày lễ này thường được tổ chức vào ngày 23/11 khi vụ mùa vừa mới kết thúc, người dân thu hoạch những sản vật đã trồng và lựa chọn những gì tươi ngon nhất, chất lượng nhất để tỏ lòng kính trọng các vị thần.

Ngày của biển vào thứ Hai của tuần thứ 3 tháng 11

Ngày của biển được tổ chức hàng năm trước hết để cảm ơn những gì mà biển đã ban tặng, cung cấp cho đời sống của con người, đồng thời khẳng định tầm quan trọng của biển đối với Đất nước Nhật Bản.

Thứ hai ngày lễ này được tổ chức nhằm ghi nhớ lại sự kiện lịch sử Hoàng đế Meiji đã trở về an toàn sau chuyến đi Hokkaido trên một con thuyền vào năm 1876.

Tuần lễ Obon 

Tuần lễ Obon trong tháng 11

Giống như ngày lễ Vu Lan của Việt Nam, đây là dịp mà người Nhật tin rằng linh hồn người chết có thể trở về. Lễ được tổ chức nhằm thể hiện sự kính trọng, thương nhớ ông bà tổ tiên, những người đã khuất.

Tuần lễ Obon diễn ra từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 11 âm lịch, trùng với tháng 11/2019 dương. Trong những ngày này hầu hết những người đi xa sẽ trở về gia đình, quê hương thăm cha mẹ, cùng nhau đi viếng mộ người thân.

Các hoạt động trong dịp lễ như bắn pháo hoa, lễ dâng lửa soi đường cho linh hồn người đã khuất trở về (16/11/2019), lễ thả đèn hoa đăng…

Mỗi một lễ hội trong tháng 11 qua bài viết trên có nét đặc sắc riêng và tô đậm giá trị cho nền Văn hóa Nhật Bản. Nếu có dịp sang Nhật vào tháng 11 này các bạn hãy dành thời gian để cảm nhận không khí của những lễ hội trên nhé.

Nguồn: duhocdieuduongnhatban.net tổng hợp

Facebook Comments Box