SHARE

Lưu lại ngay các số điện thoại khẩn cấp hỗ trợ các trường hợp ốm đau, tai nạn, hỏa hoạn,… mà không hề bị mất phí và có thể sử dụng bất kỳ điện thoại nào cũng được tại Nhật Bản.

 

Lưu ngay các số điện thoại khẩn cấp tại Nhật Bản cần phải biết

Bạn nên lưu lại các số điện thoại khẩn cấp sau đây tại Nhật Bản nếu bạn là thực tập sinh, người lao động vừa đi xuất khẩu lao động Nhật Bản để phòng các trường hợp bị tai nạn, đau ốm, hỏa hoạn,.. để nhờ đến sự trợ giúp mà không phải mất bất kỳ phí gì và có thể sử dụng bất kỳ điện thoại nào để liên hệ khi cần sự trợ giúp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Cấp cứu Nhật Bản

Bạn hãy gọi ngay số #7119 khi bị thương nặng hoặc đang rơi vào tình trạng nguy hiểm để được xe cấp cứu vận chuyển đến bệnh viện gần nhất điều trị. Khi liên hệ #7119 bạn cần:

  • Khẩn cấp!!!: 救急です! (きゅうきゅうです!).
  • Báo địa chỉ cụ thể: ○町○丁目○番○号です。(○ちょう○ちょうめ○ばん○ごうです。).
  • Báo giới tính, tình trạng bệnh và độ tuổi của người bệnh: ○○歳 さい の(男性 だんせい・女性 じょせい)が(病気 びょうき)です。.
  • Báo họ tên và số điện của người liên hệ: 目標(もくひょう)は○○の(西 にし)側(がわ)です。電話(でんわ)は、○○○○-○○○○番(ばん)です。私(わたし)の名前(なまえ)は○○です。.

Cảnh sát Nhật Bản

Bạn cần bấm và gọi ngay số 110 nếu bị cướp hay đồ đặc trong nhà bị mất cắp hoặc xảy ra tình huống cần phải có sự can thiệp của cảnh sát.

Cứu hỏa Nhật Bản

Bạn cần nhanh chóng bấm gọi 119 nếu phát hiện có hỏa hoạn hoặc các đám cháy mà bạn không thể dập tắt được được gọi xe cứu hỏa và hô to để nhờ sự giúp đỡ của mọi người để cùng khắc phục đám cháy, tránh bị lan rộng. Khi liên hệ cứu hỏa bạn cần:

  • Có hỏa hoạn!!!: 火事です!(かじです!).
  • Báo địa chỉ: ○町○丁目○番○号です。(○ちょう○ちょうめ○ばん○ごうです。).
  • Báo cụ thể vị trí đám cháy: ○階の○が燃えています。(○かいの○がもえています。).
  • Báo họ tên và số điện thoại của người liên hệ: 目標は○○の(西)側です。電話は、○○○○-○○○○番です。私の名前は○○です。(もくひょうは○○の(にし)がわです。でんわは、○○○○-○○○○ばんです。わたしのなまえは○○です。).

Sự cố khẩn cấp trên đường phố

Bạn có thể liên hệ ngày với #9910 nếu thấy các trường hợp như: sạt lở, ổ gà, cây ngã, sụt lún, hệ thống cấp thoát nước có vấn đề,… gây ảnh hưởng đến an toàn tham gia giao thông để chính quyền biết và khắc phục tình trạng sớm nhất có thể.

Đội tuần tra trên biển 118

Liên hệ 118 nếu bạn phát hiện thấy các vật liệu có khả năng sẽ phát nổ trên biển hoặc những hành vi vi phạm pháp luật, cố ý phá hoại môi trường biển,… thậm chí phát hiện có người bị thương hoặc tự sát trên biển,… để cơ quan chức năng kịp thời giải cứu, ngăn chặn và giải quyết.

Hỗ trợ bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt

Bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của 2 số điện thoại hỗ trợ tiếng Anh/tiếng Việt nếu không biết tiếng Nhật hoặc nói tiếng Nhật chưa thông thạo qua:

Tổng đài hỗ trợ tiếng Anh:

  • 03 5774 0992: Hỗ trợ từ 9h đến 23h hằng ngày.
  • 03 3501 0110: Hỗ trợ tự 8h30 – 17h hằng ngày.

Tổng đài hỗ trợ tiếng Việt: 03 3202 5535 – 03 5155 4039 (chỉ hỗ trợ vào thứ 5 hàng tuần).

Số ĐSQ Việt Nam tại Nhật Bản

Bạn có thể liên hệ Hotline bảo hộ công dân Việt Nam qua số +81 80 3590 9136 và +81 80 3609 5011 trong trường hợp muốn xin visa hay giải quyết một số trường hợp khẩn cấp cần liên hệ với Đại sứ quán, Lãnh sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản để nhận sự hỗ trợ.

Số điện thoại tổ chức Otit hỗ trợ tại Nhật

Lưu ý:

  • Bạn sẽ không phải mất phí và không cần bấm mã vùng khi liên hệ đến các số điện thoại hỗ trợ khẩn cấp ở trên.
  • Nhấn nút màu đỏ và nhấn số khẩn cấp nếu sử dụng bot điện thoại công cộng.
  • Bạn có thể xem địa chỉ hiện tại ở bản đồ điện thoại, cột điện hoặc các máy bán hàng tự động nếu bạn không biết địa chỉ.

Hy vọng với các thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp các bạn thực tập sinh, người xuất khẩu lao động Nhật Bản có thể nắm bắt các số điện thoại hỗ trợ giải quyết tình huống khẩn cấp một cách nhanh chóng và an toàn. Chúc các bạn thành công!

Nguồn: duhocdieuduongnhatban.net tổng hợp

Facebook Comments Box