SHARE

Nên đi du học hay xuất khẩu lao động Nhật Bản là câu hỏi đối với hầu hết những bạn khi có định hướng tìm kiếm thu nhập, học tập và làm việc tại Nhật Bản.

Nên chọn đi du học hay xuất khẩu lao động Nhật Bản?

Nên chọn đi du học hay xuất khẩu lao động Nhật Bản?

Một thực trạng bạn dễ dàng nhận thấy, nếu tham khảo các bài viết thuộc website du học thì khuyên tất cả nên đi du học, website về xuất khẩu lao động Nhật Bản thì định hướng đi làm việc theo diện thực tập sinh. Chính vì vậy, trên phương diện khách quan nhất, chúng tôi sẽ chỉ cho các bạn hiểu rõ nhất cả 2 chương trình này và từ đó định hướng theo những gì sẵn có của bản thân.

Đừng bao giờ nhầm lẫn giữa 2 chương trình

Thứ nhất: Du học Nhật đơn thuần là đi học

Rất nhiều công ty du học qua mắt mọi người qua những ngôn từ và câu nói tâng bốc vẽ ra một tương lai tươi đẹp cho các bạn du học sinh. Ví dụ như: định hướng đi theo hệ vừa học vừa làm.

Điều này là hoàn toàn sai, thuật ngữ “hệ vừa học vừa làm” ở Việt Nam xuất phát từ một số trường đại học: Bạn đã đi làm rồi, nhưng muốn học thêm để có văn bằng tương đương Đại học hoặc lấy bằng thứ 2, thứ 3,…hoặc là các công ty, cơ quan của bạn muốn bạn nâng cao trình độ sẽ đăng ký và trả tiền học phí cho bạn theo học mà bạn không có thời gian học giờ chính qui như sinh viên bậc đại học thì bạn học các khóa học vừa học vừa làm này.

Còn du học Nhật thì không có hệ vừa học vừa làm, chương trình du học Nhật hoàn toàn giống các nước tiên tiến khác nhưng yêu cầu về tiếng thấp hơn (tuy vậy sinh viên sẽ có 1-2 năm học dự bị tiếng – đây cũng là khe hở để các công ty du học làm sai đi vì kể cả sinh viên học quá kém thì cũng phải 1-2 năm sau mới thi chuyển hệ, không qua bị đuổi về, và lúc đó công ty đưa đi cũng đã hết trách nhiệm.

Làm việc khi đi du học không có nhiều lựa chọn, thông thường vẫn là làm quán ăn, dọn dẹp, khách sạn, cửa hàng,… Quy định của chính phủ Nhật là chỉ cho phép du học sinh được làm việc 28 tiếng/tuần (từ 4h/ngày).

Những việc này là làm thêm nên có thể nghỉ bất cứ lúc nào, không có tính chất ổn định, không có chế độ khác. Thu nhập từ làm thêm khá cao, hoàn toàn có thể giúp du học sinh phần nào trang trải học phí và tiền sinh hoạt.

Tuy nhiên, với số tiền lương này không chắc rằng bạn sẽ để dư ra được để gửi về cho gia đình ở Việt Nam. Nếu làm quá số giờ quy định và bị phát hiện, du học sinh lập tức bị đuổi về nước.

Đừng bao giờ nhầm lẫn giữa 2 chương trình

Đừng bao giờ nhầm lẫn giữa 2 chương trình

Thứ hai: Thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản không phải là đi thực tập, hay đi học mà bản chất là đi lao động.

Đây là hình thức duy nhất đi xuất khẩu lao động Nhật Bản hiện nay. Trong đó 70% tuyển lao động phổ thông, còn lại là lao động có tay nghề như: hàn, xây dựng, tiện, phay, bào, dệt may…

Luật pháp Nhật không tiếp nhận lao động nước ngoài nhập cảnh, muốn làm việc tại Nhật Bản vì vậy lao động phổ thông Việt Nam chỉ có con đường duy nhất là đi theo chương trình phái cử, tức thực tập kỹ năng.

Theo chương trình này, người lao động vẫn được hưởng lương theo luật Lao động Nhật Bản, hợp đồng phái cử có thể là 1 năm hoặc 3 năm. Lợi thế lớn là vẫn được đóng bảo hiểm, đảm bảo mức lương, đảm bảo sinh hoạt theo luật bảo vệ lao động Nhật Bản, đảm bảo chế độ làm việc 8 tiếng/ngày, 40-44h/tuần, nghỉ lễ tết, nhân hệ số thu nhập theo giờ khi tăng ca, làm thêm.

Ai nên đi du học? Ai nên đi xuất khẩu lao động Nhật Bản?

Ai nên đi du học? Ai nên đi xuất khẩu lao động Nhật Bản?

Ai nên đi du học? Ai nên đi xuất khẩu lao động Nhật Bản?

Đối với những bạn trẻ, mới tốt nghiệp cấp 3, cao đẳng, đại học có thể cân nhắc đi du học Nhật bởi cánh cửa tương lai sẽ rất rộng mở khi tiếng Nhật tốt và có bằng cấp khi về nước. Tuy nhiên, học tiếng Nhật không phải chuyện dễ dàng khi yêu cầu trình độ tiếng Nhật tối thiểu là N5, nên cân nhắc cơ bản và tố chất bản thân xem có phù hợp không.

Do chưa thể có ngay việc làm thêm, tài chính gia đình phải sẵn có khi đến kỳ đóng học. Khi chọn các trường ở trung tâm thành phố cũng nên cân nhắc vì chi phí sinh hoạt, ăn ở thường rất cao (Nhật Bản – đất nước đắt đỏ bậc nhất thể giới)

Với những ai có mục tiêu đi sang Nhật tìm thu nhập phụ giúp gia đình hay tìm hiểu thêm về văn hóa Nhật Bản, học hỏi tiếng Nhật nhưng không đủ năng lực về tài chính nên tìm đến chương trình lao động. Khả năng học kém, độ tuổi cao (23 trở lên), thì cũng chỉ có thể lựa chọn con đường duy nhất này. Thu nhập thông thường của chương trình này khoảng trên 20 triệu/tháng, tích lũy sau 3 năm theo các cơ quan chức năng thống kê vào khoảng 720 triệu sau 3 năm.

Khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản theo chương trình thực tập sinh kỹ năng, người lao động phải nhận thức rõ quy trình tuyển chọn chung và riêng của công ty khi tham gia. Hạn chế đi nghe theo người này người kia đứng ra đảm bảo, nên chọn công ty lớn, uy tín.

Nguồn: duhocdieuduongnhatban.net

Facebook Comments Box