SHARE

Trà đạo trở thành nét tinh hoa của văn hóa Nhật Bản. So với văn hóa trà đạo của Trung Hoa thì văn hóa trà đạo của Nhật Bản có phần độc đào và tinh tế hơn. Cùng khám phá văn hóa trà đạo của Nhật Bản qua bài viết này.

Khám phá nét văn hóa trà đạo ở Nhật Bản

Trà đạo, tiếng Nhật là 茶道(さどう, 茶: trà và 道: đạo lí), được biết đến như một loại nghệ thuật thưởng thức trà. Đây chính là một nét tinh hoa trong văn hóa Nhật Bản và được bạn bè quốc tế vô cùng yêu thích. Hãy cùng khám phá những điều thú vị về trà đạo nổi tiếng tại quốc gia Nhật trong bài viết này nhé!

Tìm hiểu sự ra đời của văn hóa trà đạo ở Nhật Bản

Truyền thuyết của Nhật Bản ghi rằng ở thế kỷ thứ VIII (thời Nara), trà đã được du nhập vào Nhật Bản, nhưng rất ít người biết dùng trà, chỉ giới quý tộc, vương giả mới sử dụng trà như một hình thức ẩm thực sang trọng.

Sau đó, tại Nhật Bản có một vị cao tăng thuộc phái Thiền Rinzai là thiền sư Eisai (1141-1215) đã mang một thứ trà xanh dạng bột có tên là matcha từ Trung Hoa về Nhật Bản. Cũng có bản tương truyền rằng khu vực Nam Trung Hoa và khu vực bắc Đông Nam Á cổ là cội nguồn của cây trà và phong tục uống trà vì thế thiền sư Eisai đã sang Trung Hoa để tham vấn học đạo. Khi về nước ông mang về những hạt trà và trồng trong sân chùa của mình. Khoảng cuối thế kỉ 12 trà đạo được phát triển và đến giữa thế kỷ XIV (thời Muromachi), việc uống trà được phổ biến đến giới bình dân.

Trà đạo – nét tinh hoa trong văn hóa Nhật Bản

Cũng chính Eisai sau này đã viết một cuốn sách có tên là “Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký” (Kissa Yojoki), trong đó ghi lại toàn bộ câu chuyện liên quan tới thú uống trà. Do công dụng cũng như tính hấp dẫn, hương vị của trà đã thu hút đông đảo người dân Nhật Bản đến với thú uống trà.

Đến cuối thế kỷ XV (thời Chiến quốc), một trường phái đầu tiên về uống trà ra đời với tên gọi là wabicha. Trường phái này do Murata Jukou (1423-1502), học trò của nhà Thiền sư Ikyu (1394-1481) phái thiền Rinzai sáng tạo ra mang hơi hướng của tinh thần và sự giản dị.

Hưởng ứng tư tưởng đó, một người Nhật Bản khác là Senno Rikyu (1522-1591) sống vào giai đoạn cuối thế kỷ XVI (thời Azuchi Momoyama) đã kết hợp việc uống trà với các triết lý Thiền và cũng hình thành ra một trường phái có cách pha và uống trà khác biệt với thông thường. Nước trà của trường phái này có tên gọi là cha no yuu và dần dần được trình tự hoá thành một nghệ thuật, được gọi là sadou, nghĩa là Trà đạo. Từ đó đến nay, nghệ thuật này càng được hoàn thiện và phổ biến, trở thành một nét văn hoá đặc trưng của người Nhật Bản.

Khám phá nghệ thuật pha trà trong văn hóa trà đạo

Nghệ thuật pha trà đạo rất công phu và tỉ mỉ, người pha cần có sự tập trung cao và hết sức nhịp nhàng, khéo léo. Dụng cụ pha trà đạo được làm làm từ tre, gỗ, đất nung… với những hình dạng thô sơ và được trang trí rất mộc mạc. Điều này cũng cho thấy sự ảnh hưởng của triết lý tránh sự xa hoa của thiền tông. Dụng cụ gồm có bình thủy tinh hoặc ấm đất sẫm màu để đựng nước sôi pha trà; Ấm trà hoặc một cốc pha trà loại có miệng lớn; Cây Chasen để đánh trà và một muỗng lấy bột trà (hai dụng cụ này được làm tinh tế bằng tre); hai chiếc khăn sạch được gấp sẵn, một cái để vệ sinh bình thủy tinh hay ấm, một cái được dùng để vệ sinh cốc trà.

Loại trà đạo gồm có trà xanh lá và trà bột. trước đây là lá trà nhưng ngày nay người Nhật đã không có nhiều thời gian và họ muốn pha trà nhanh hơn nên đã xay lá trà thành bột.

Nước để pha trà là nước ấm trong khoảng từ 80 – 90°C, tuyệt đối không dùng nước nóng vì sẽ làm cho màu trà không đẹp mắt. Trước khi pha trà đạo, người pha phải vệ sinh các dụng cụ sạch sẽ bằng nước nóng và cũng là làm ấm dụng cụ. Sau đó dùng khăn sạch để lau khô các dụng cụ.

Nghệ thuật pha trà đạo

Kế tiếp, người pha trà sẽ dùng muỗng múc khoảng 2 muỗng bột trà xanh cho vào cốc rồi múc một ít nước sôi vừa đủ cho vào cốc và dùng chasen đáng tan bột trong cốc.

Lượng nước pha trà là yếu tố quan trọng khi khám phá văn hóa trà đạo. Người pha phải biết ước lượng nước phù hợp tỉ lệ với dung tích của các tách uống trà sao cho mỗi lần rót ra phải hết số nước trong bình pha trà. Nếu nước trà còn sót lại trong bình sẽ làm giảm chất lượng của trà trong lần uống kế tiếp.

Cách rót trà trong trà đạo Nhật Bản cũng là một nghệ thuật. Người rót sẽ lấy một tay cầm quai của bình hay ấm đất pha trà và một tay đỡ phần dưới cùng của ấm rồi rót từ từ. Và điều cấm kị trong nghệ thuật trà đạo Nhật Bản là khi rót trà cho khách không bao giờ rót một lần đầy tách rồi rót tiếp cho người khách kế tiếp. Điều này sẽ ảnh hưởng đến độ đậm nhạt của nước trà trong mỗi tách cũng như không đều về lượng trà trong mỗi tách. Vì thế các tách trà đều được đặt trong một khay rồi rót lần thứ nhất theo thứ tự 1, 2, 3, 4… với khoảng 30ml (cho mỗi tách, cỡ lớn 70 ml), sau đó rót lần thứ hai với thứ tự ngược lại 4, 3, 2,1 mỗi lần khoảng 20ml (sao cho mỗi tách có tổng cộng 50ml nước trà) nếu còn dư chút ít trong bình, nên phân đều cho các tách.

Nghệ thuật thưởng thức trong văn hóa trà đạo

Với trà đạo, người Nhật luôn cải biến tục uống trà khi nó được du nhập từ nước ngoài vào nhằm tạo ra một nghệ thuật uống trà của riêng đất nước mình. Khám phá văn hóa trà đạo mới thấy được trà đạo không đơn thuần chì là phép tắc uống trà mà hơn hết trà đạo là một phương tiện hữu hiệu làm sạch tâm hồn bằng cách thả mình vào thiên nhiên, tu tâm dưỡng tính để đạt giác ngộ.

Nghệ thuật thưởng thức trà đạo

Khám phá văn hóa trà đạo trước hết bạn cần phải hiểu ý nghĩa nghĩa đích thực của “Trà đạo” là gì? Trong văn hóa Nhật Bản, văn hóa trà đạo được hiểu là sự hoà hợp giữa con người với thiên nhiên qua thao tác pha và uống trà. Trà đạo có thể uống vào tất cả các thời gian trong ngày và thưởng thức trà quan trọng nhất là chủ thể có sự tập trung và sự tĩnh lặng.

Nếu như các vị nhà nho của Trung Quốc và Việt Nam thưởng thức trà chậm rãi nhâm nhi từng tí một thì trà đạo của Nhật Bản lại thưởng thức nhanh chóng trái ngược với cách pha trà tỉ mỉ. Uống trà đạo Nhật bản phải uống thành từng ngụm to đàng hoàng để có đủ lượng nước trà thấm vào tất cả các màng niêm của miệng. Thưởng thức trà đạo luôn có một chút bánh đi kèm và trước khi uống trà phải ăn vài miếng bánh, khi ăn hết bánh trong miệng rồi mới uống trà.

Với nét tinh tế và độc đáo trong văn hóa trà đạo của Nhật Bản chia sẻ trên đã thu hút không chỉ khách du lịch, mà cả tu nghiệp sinh học Cao đẳng Y sĩ đa khoa, Cao đẳng Điều dưỡng và người Việt Nam đi xuất khẩu lao động Nhật cũng muốn có dịp được khám phá văn hóa trà đạo cũng như học hỏi nhiều điều thú vị và ý nghĩa ở quốc gia này.

Nguồn: duhocdieuduongnhatban.net Tổng hợp

Facebook Comments Box