SHARE

Kimono là biểu tượng đặc trưng của Nhật Bản, có 8 loại Kimono dành riêng cho các đối tượng khác nhau. Dưới đây là trang phục truyền thống Kimono Nhật Bản.

Kimono trang phục truyền thông của Nhật Bản

Nhắc đến trang phục truyền thống của Nhật Bản, hẳn ai cũng quá quen với hình ảnh những cô gái Nhật xinh đẹp trong những bộ Kimono rực rỡ.

Kimono (着物 “Trứ vật” nghĩa là “đồ để mặc”; hoặc 和服 “Hòa phục”, nghĩa là “y phục Nhật”) là loại y phục truyền thống Văn hóa Nhật Bản. Kimono không đơn thuần là trang phục truyền thống mà còn được xem là một tác phẩm nghệ thuật.

Người Nhật đã sử dụng Kimono trong vài trăm năm, bắt đầu từ triều đại Heian (794 – 1192). Ngày nay, người Nhật hiếm khi mặc Kimono trong cuộc sống hàng ngày. Họ để dành chúng cho những dịp như đám cưới, đám ma, tiệc trà hay những sự kiện đặc biệt khác như lễ hội mùa hè.. Phụ nữ Nhật mặc Kimono phổ biến hơn nam giới, thường có màu và hoa văn nổi bật. Phái nam dùng Kimono chủ yếu trong lễ cưới và buổi lễ trà đạo, và Kimono dành cho nam giới thường không có hoa văn, và màu tối hơn.

Kimono nhiều loại nét đẹp say đắm lòng người

Kimono – trang phục truyền thống của Nhật Bản

Kimono dành cho phụ nữ thường chỉ có một cỡ duy nhất, người mặc cần phải bó y phục lại cho phù hợp với thân người. Kimono có nhiều loại:

  • Furisode: Là loại kimono chỉ dành cho các cô gái độc thân, thường có màu sắc tươi sáng và làm bằng loại lụa tốt. Điểm đặc biệt của Furisode là tay áo rất dài và rộng, thời xưa, các cô gái thường bày tỏ tình yêu với các chàng trai bằng cách vẫy vẫy ống tay áo. Ngày nay, Furisode thường được mặc trong các ngày lễ lớn, dự đám cưới hay tham gia một buổi tiệc trà.
  • Yukata: Là một loại Kimono được làm từ cotton dùng để mặc trong mùa hè. Yukata thường mang màu sắc sáng và có kiểu thiết kế đơn giản, không cầu kì và rất dễ mặc. Yukata thường được mặc trong ngày Bon-Odori (Ngày hội nhảy truyền thống của Nhật vào mùa hè) và các cuộc hội hè. Ngoài ra, Yukata còn được sử dụng rộng rãi trong các quán trọ truyền thống của Nhật.
  • Houmongi: Là loại kimono dành cho các cô gái đã kết hôn, thay thế cho Furisode. Đây cũng là món quà của cha mẹ trao cho con gái khi họ đi lấy chồng. Houmongi trở thành loại kimono dành cho các dịp đặc biệt của phụ nữ đã có chồng như tham dự đám cưới, tiệc trà, đi lễ…
  • Tsukesage: Loại áo này thường được mặc trong các buổi tiệc tùng trà đạo, cắm hoa và đám cưới của bạn bè. Thường có hoa văn chạy dọc theo thân và lưng áo, đắp ở đỉnh vai, họa tiết trên áo sáng và nổi rất rõ.
  • Shiromaku: là trang phục truyền thống của các cô gái Nhật Bản khi tổ chức cưới, đây là loại kimono rực rỡ và sang trọng nhất. Shiromaku thường cắt may có màu trắng, tượng trưng cho sự tinh khiết của cô dâu cả về thể xác lẫn tinh thần. Shiromaku là loại kimono khá dài và tỏa tròn ra, nên khi di chuyển cô dâu phải có sự giúp đỡ của một người đi kèm.

Tùy vào từng mùa chất liệu Kimono khác nhau

Chất liệu Kimono được phân biệt theo thời tiết

  • Từ tháng 1 đến tháng 5: do thời tiết lạnh, kimono được sử dụng là loại có vải lót dày bên trong, màu sắc ấm cúng.
  • Từ tháng 6 đến tháng 9: do thời tiết mùa hè nóng, kimono được dùng không có vải lót, màu sắc dịu mát (gọi là hitoe). Trong thời điểm nóng nhất năm, kimono được dùng là loại may bằng vải mát và mỏng nhất.

Kimono dành cho nam giới thường không có hoa văn, màu tối và có in gia huy của dòng họ. Màu sắc truyền thống trang trọng nhất là màu đen.

Các bạn Cao đẳng Điều dưỡng, Cao đẳng Y sĩ đa khoa nên chú ý các nét văn hoá Nhật Bản để giao tiếp và hỗ trợ tốt hơn trong công việc.

Nguồn: duhocdieuduongnhatban.net

Facebook Comments Box