Hầu hết chúng ta thường quen với việc đi bên phải lề đường nhưng đối với Nhật Bản thường đi bên trái. Vậy vì sao họ lại chọn lề đường bên trái khi hầu như tất cả các nước lân cận đều chọn bên phải?
- Những nguyên tắc cần biết khi ngắm Hoa Anh Đào tại Nhật Bản
- Tìm hiểu những quy tắc khi dùng bữa với người Nhật Bản
- Cẩm nang văn hóa, phong tục Nhật Bản người XKLĐ nên biết
Tại sao người Nhật lại đi bên trái lề đường
Một trong những điều khác việt của Văn hóa Nhật Bản với Việt Nam đó là trong giao thông người Nhật đi đường bên trái. Nhật Bản nằm trong số ¼ các quốc gia áp dụng luật giao thông đi bên trái. Tại sao người Nhật lại đi đường bên trái? Hãy tìm hiểu điều thú vị này nhé.
Tìm hiểu lịch sử của thói quen đi bên trái đường của người Nhật
Khi chưa có các phương tiện giao thông hiện đại như ô tô, xe máy, những con đường tại Nhật Bản vào thời Edo (1603-1867) – hay còn gọi là thời đại của các Samurai, phần lớn đều nhỏ và hẹp và ngay từ lúc này người Nhật đã có thói quen đi bên trái đường rồi.
Đường thời Edo ở Nhật rất bé và hẹp
Ở Nhật các samurai đều thuận tay phải, kiếm của họ sẽ thường đeo bên tay trái để dễ tuốt kiểm ra. Chính vì thế, việc đi về phía bên tay trái sẽ làm cho kiếm của 2 samurai đi ngược chiều không bị đụng vào nhau, vì thời đó đụng kiếm cũng chẳng khác nào một hành vi khiêu khích. Để có thể tránh những cuộc chiến vô nghĩa này, các kiếm sĩ đã tự ra luật lệ riêng cho mình là hãy đi ở phía bên trái đường.
Trong cởi ngựa những người thuận tay phải cũng dễ dàng lên ngựa từ phía bên tay trái, đặc biệt nếu họ đeo kiểm. Hơn nữa, việc đi về phía bên tay trái sẽ giúp cho việc lên xuống ngựa dễ dàng mà không làm cản trở lối đi ở giữa, vốn dễ gây tai nạn và thường có đông người qua lại. Cho nên dễ hiểu vì sao những ai cưỡi ngựa thì sẽ luôn đi về phía bên tay trái.
Cả 2 lý do trên đều dễ dàng giải thích cho việc vì sao từ lâu người Nhật đã đi về phía bên tay trái.
Bước vào thời Minh Trị thì Nhật Bản bắt đầu giao thương với các nước phương Tây. Mặc dù việc đi đường bên tay trái (với những lý do ở trên) vẫn được duy trì vào thời Edo, nhưng phải đến năm 1872, quy định việc đi đường bên tay trái mới chính thức trở thành luật.
Đó cũng là năm mà đường sắt được giới thiệu vào Nhật Bản. Nước Anh đã giành được quyền thiết kế hệ thống đường sắt của Nhật, vào năm 1872 đa số các hệ thống đường sắt đã đi vào hoạt động với thiết kế văn hóa giao thông của Anh quốc, đó là bên trái. Và khi giao thông Nhật Bản phát triển cùng với đường sắt, quy luật đi bên trái đường trở thành một điều quá đỗi hiển nhiên.
Khoảng những năm 1900 thì các phương tiện như xe máy, ô tô bắt đầu xuất hiện. Hai năm sau (1902), chính quyền thành phố Tokyo quy định người đi bộ phải đi về bên tay trái đường. Và năm 1924 thì luật lái xe về phái bên trái chính thức đi vào thực tiễn.
Vậy giao thông bên trái của người Nhật như thế nào?
Tất cả phương tiện tham gia giao thông đường bộ tại Nhật bản đều phải đi bên trái đường, trừ khi vượt xe thì mới lấn phải. Cụ thể:
- Phương tiện đi hướng ngược lại sẽ nằm bên phải đường;
- Hầu hết tín hiệu giao thông như đèn đường, biển báo được đặt bên trái đường;
- Phương tiện đi vòng bùng binh theo chiều kim đồng hồ;
- Người đi bộ sang đường tại một con đường 2 chiều đầu tiên phải quan sát dòng xe bên tay phải;
Người đi bộ khi sang con đường 2 chiều ở Nhật Bản
- Làn xe cho phương tiện di chuyển bình thường sẽ nằm bên trái khi xe rẽ trái;
- Hầu hết các đường cao tốc chia làn đều có đường thoát bên trái;
- Các phương tiện vượt nhau về bên phải, trong một số trường hợp vượt trái vẫn được cho phép;
- Hầu hết phương tiện đều có ghế tài xế bên phải;
- Khi đèn đỏ sáng, phương tiện có thể được phép rẽ trái.
Qua bài viết trên hi vọng sẽ giúp cho các thực tập sinh hay người Việt Nam đi xuất khẩu lao động Nhật hiểu hơn về luật giao thông bên trái của quốc gia Nhật Bản. Cách tốt nhất để khỏi ngỡ ngàng là hãy “nhập gia tùy tục” vì khi đến Nhật, mọi thứ đều có trật tự và quy tắc của nó. Cứ theo thứ tự, xếp hàng theo dòng người, bạn sẽ không phải lo lắng nhiều về tập quán đi bên trái đường khi đi lại ở Nhật.
Nguồn: duhocdieuduongnhatban.net