SHARE

Nhật Bản đất nước nổi tiếng về sự quy củ và tỉ mỉ, đặc biệt những quy tắc trên bàn ăn của người Nhật có thể khiến khách du lịch lần đầu đặt chân tới quốc gia này bất ngờ.

Những quy tắc khi dùng bữa với người Nhật Bản

Chúng ta thường nghe “Nhập gia tùy tục” – câu thành ngữ thể hiện phép ứng xử lịch sự khi ta đến bất cứ nơi nào không phải nhà mình. Ẩm thực Nhật Bản vốn nổi tiếng nhờ cách chọn nguyên liệu, chế biến, bày biện và thưởng thức tinh tế đầy nghệ thuật vì thế, người Nhật Bản có những quy tắc khi dùng bữa rất tỉ mỉ và có rất nhiều điều thú vị. Dù bạn đến với đất nước Nhật Bản xinh đẹp với tư cách là khách du lịch, du học sinh hay tu nghiệp sinh bạn cũng nên tìm hiểu kỹ lưỡng về văn hóa ẩm thực cũng như những quy tắc khi dùng bữa của người dân bản xứ.

Mặc dù họ sẽ không quá đặt nặng những quy tắc này đối với người nước ngoài. Sự lịch thiệp và am hiểu của bạn khi làm khách trong những bữa tiệc công sở hoặc bữa cơm gia đình sẽ để lại thiện cảm đối với người Nhật. Sau đây du học Nhật Bản xin chia sẻ một số những quy tắc khi dùng bữa với người Nhật bạn cần biết.

Quy tắc trước khi dùng bữa với người Nhật

  • Tôn trọng chủ nhà hoặc người lãnh đạo khi dùng bữa với người Nhật

Khi dùng bữa với người Nhật Bản, bạn hãy ngồi theo sự hướng dẫn của người chủ bữa tiệc, bạn nên ngồi vào vị trí được chỉ định  khi chủ nhà hoặc vợ chủ nhà nói “Hãy ngồi vào chỗ này”.  Khi được ngồi vào vị trí nào đó, bạn hãy nói “しつれします” (shitsureshimas) – nghĩa là “tôi xin phép” và ngồi vào vị trí như đã được mời, không nên từ chối. Hãy đợi và ngồi vào vị trí cuối cùng nếu bạn không được hướng dẫn cụ thể.

Trước bữa ăn, bạn lưu ý là không được uống một mình. Sau khi người phụ trách nói tất cả mọi người “cạn chén” hoặc “xin cảm ơn tất cả mọi người” thì bạn hãy cùng mọi người cạn chén. 

Nói lời cảm ơn trước khi dùng bữa
  • Nghi thức nói cảm ơn trước khi dùng bữa của người Nhật Bản

Trước mỗi bữa cơm, người Nhật thường hành lễ đan hai bàn tay vào nhau, gật đầu thật nhẹ  và nói một câu: “Itadakimasu” (いただきます) Đây là một nghi thức lâu đời của xứ phù tang, nó mang nhiều dụng ý hơn là là một lời mời ăn cơm hay chúc ăn ngon miệng.

Đầu tiên, đó là lời biết ơn đối với những người đã bỏ công sức tạo ra mâm cơm (bao gồm người nuôi trồng cho tới người nấu nướng). Đồng thời, câu nói này cũng là lời cảm ơn mọi người đã tề tựu đông đủ trong bữa ăn.

Ngoài ra, Itadakimasu còn có ý nghĩa là cảm ơn những thực vật và động vật đã đánh đổi mạng sống của mình đem đến một bữa ăn ngon. Người Nhật cho rằng, vạn vật trên đời đều có sinh mạng, từ động vật gà, cá, lợn, bò cho tới các nguyên liệu: hành, tỏi, tiêu… Do đó, việc chúng hy sinh thân mình để duy trì cuộc sống của con người rất đáng trân trọng và thiêng liêng. Nếu bạn hiểu ý nghĩa của câu  “itadakimasu” mà bạn vừa nói, bạn phải ăn hết số thức ăn trên đĩa của mình. Bởi có những thứ đã phải từ bỏ sự sống của mình vì bữa ăn của bạn, nếu bạn bỏ phí tức là bạn không tôn trọng  điều đó. Vì vậy bạn nên lấy đủ số thức ăn mà mình có thể ăn, không nên bỏ thừa.

Quy tắc trong khi dùng bữa với người Nhật

Ngồi bàn ăn bạn phải ngồi thẳng lưng với tư thế nghiêm túc chú ý tránh ngồi giẫm lên nệm của người khác. Không nói chuyện khi đang nhai thức ăn hoặc đưa thức ăn lên miệng, không tạo tiếng động lớn khi nhai thức ăn.
Khi dùng súp hoặc các món canh hầm thì có thể không cần dùng thìa mà húp trực tiếp tạo ra âm thanh càng tốt vì nó giúp bạn kích thích vị giác và làm người nấu cảm thấy rất vui vì họ tin rằng bạn đang ăn rất ngon miệng.
 
  • Một số quy tắc đặc biệt về đôi đũa khi người Nhật dùng bữ

Khi dùng bữa với người Nhật Bản, tuyệt đối không nên nối đũa, bởi theo truyền thống người Nhật, đũa dùng để chuyền xương cho người chết, hành động chuyền thức ăn bằng đũa  là một điều cấm kỵ tại Nhật.

Một số quy tắt cầm đũa khi dùng bữa của người Nhật

Không cầm đũa trước khi nhấc bát lên. Bạn hãy nhấc bát trước khi cầm đũa, đó là phép lịch sự của người Nhật. Nếu muốn chuyển sang bát khác thì hãy đặt đũa xuống, sau đó mới đổi bát. Chỉ sau khi nhấc bát, bạn mới được phép cầm lại đũa.

Tránh dùng đầu còn lại của đũa để gắp thức ăn. Theo người Nhật, phần đầu còn lại của đôi đũa là phần tiếp xúc với tay nên thiếu sạch sẽ. Chủ nhà sẽ không thấy phiền nếu bạn xin 1 đôi đũa mới khi cần.

Tránh gác đũa ngang miệng bát. Trong bữa ăn, nếu bạn muốn đặt đũa xuống để uống gì đó, hãy để đầu đũa lên gác đũa (hashioki). Nếu không có vật dụng đế gác đũa, bạn nên cho đũa vào trong túi đựng đũa.

Tránh dùng đũa cắm xuyên qua miếng thức ăn, chọc đũa vào thức ăn để ăn, xé thức ăn hay lấy thức ăn vào chén mình cũng giống như thử xem món ăn đã nấu chín chưa, hành động này có ý xúc phạm đến người đã nấu món ăn.

  • Không dùng tay đỡ đồ ăn rơi
Hầu hết mọi người đều có thói quen dùng tay đỡ đồ ăn rơi để tránh làm bẩn ra quần áo hay bàn ăn. Tuy nhiên, đây là một hành động được coi là không đẹp mắt và nên tránh ở Nhật Bản.

Quy tắc sau khi dùng bữa với người Nhật

  • Hãy ngồi đến cuối bữa ăn

Đối với người Nhật, việc đứng lên đi vệ sinh hay bỏ đi đâu đó là hành động bất lịch sự. Bạn chỉ nên đi trong trường hợp bữa tiệc kéo dài quá lâu hoặc thực sự có việc cần thiết mà thôi. Khi ăn, bạn không nên im lặng ăn một mình. Hãy vừa nói chuyện vui vẻ, vừa dùng bữa để tăng thêm bầu không khí vui vẻ và thân thiện cho mọi người. Bạn nên ngồi tại chỗ từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc bữa ăn, không nên tự mình ăn hết rồi nhanh chóng đứng dậy. Mặc dù việc ăn xong trước và ngồi chờ không phải là điều dễ dàng nhưng bạn hãy chú ý điều chỉnh tốc độ ăn của mình cho phù hợp với tốc độ ăn uống của những người xung quanh bạn nhé.

Sau khi ăn xong, bạn cần xếp bát đũa lại theo trật tự ban đầu như lúc đồ ăn được dọn ra, úp lại nắp các bát, đặt đũa lên thanh gác đũa hoặc giấy bao. Người Nhật kết thúc bữa ăn với câu “gochisōsama deshita” nghĩa là “cảm ơn vì bữa ăn”, thể hiện sự trân trọng không chỉ với người làm ra bữa ăn mà còn với các nguyên liệu chế biến ra món ăn.

Những quy tắc khi dùng bữa của người Nhật Bản tuy có chút rờm ra và có phần cản trở việc thưởng thức món ăn một cách tự nhiên. Nhưng các bạn hãy bỏ túi những nguyên tắc này để không gây bất cứ lỗi lầm nào khi ăn cơm với người Nhật, hãy thể hiện bản thân là người tôn trọng nét văn hóa đẹp trong ẩm thực xứ sở hoa anh đào.

Facebook Comments Box