SHARE

Lễ thất tịch (hay còn gọi lễ hội Tanabata) đây là một lễ hội quan trọng trong văn hóa của quốc gia Nhật Bản để kỷ niệm cuộc gặp gỡ của thần Orihime và Hikoboshi.

Lễ hội Tanabata tại Nhật Bản

Hằng năm cứ đến lễ thất tịch là các thực tập sinh, du học sinh tại Nhật sẽ được nghỉ. Lễ hội này được diễn ra vào ngày 7/7 âm lịch người dân xứ sở Hoa Anh Đào sẽ đón cơn mưa mát mẻ sau những ngày tiết hè của tháng 5, 6 đi qua.

Đi qua những ngày hè của tháng 5 và tháng 6, người Nhật vẫn mong ngóng một cơn mưa mát mẻ sẽ rơi đúng vào ngày 7-7 âm lịch. Truyền thuyết kể rằng những cơn mưa nhỏ hạt rơi xuống trần gian lúc này là nước mắt của Hikoboshi chàng chăn bò và cô tiên nữ Orihime sau năm dài xa cách mới được gặp nhau 1 lần.

Lễ hội ​Tanabata Nhật Bản có nguồn gốc ra sao?

Ngày lễ thất tịch (lễ hội Tanabata) có nguồn gốc từ Trung Hoa, diễn ra vào ngày 7/7 âm lịch cũng trùng ngày Ngưu Lang Chức Nữ ở Việt Nam được các nước trên thế giới biết đến nhưng không nơi nào trên thế giới lại có được một ngày lễ thi vị như quốc gia Nhật Bản.

Truyện xưa kể lại rằng, Ngọc Hoàng có cô con gái tên là Tanabata (gọi là Orihime) rất giỏi dệt lụa. Một ngày nọ, đã đem lòng yêu mến chàng chăn bò Hikoboshi. Vì thương con gái nên Ngọc Hoàng đã gã cho chàng trai, tuy nhiên sau khi lấy nhau về hai vợ chồng chỉ biết rong chơi, Orihime thì chẳng chịu dệt vải nữa, Hikoboshi thì để đàn bò đi lạc lên cung trời.

Bờ sông Ngân Hà trong truyền thuyết

Không thể chấp nhận được việc đó, các vị thần đã ban lệnh phạt hai vợ chồng mỗi người hai bên bờ sông ngân hà và chỉ được gặp nhau một lần vào ngày 7 tháng 7 hàng năm.

Hàng năm vào ngày đó chàng trai và cô gái sẽ nhờ đàn chim ô thước sống hai bên bờ sông lấy thân mình làm cầu để gặp nhau. Nếu trời mưa, nước sông dâng cao thì những chú chim không thể làm cầu bắt ngang trên cầu và hai người sẽ không thể gặp nhau.

Lễ hội thất tịch Nhật Bản và những điều thú vị

Tối ngày 6/7 lễ hội thường được bắt đầu và sẽ kết thúc vào ngày 7/7, vào ngày này khắp Nhật Bản các thực tập sinh, khách du lịch sẽ thấy những cây trúc nhỏ được cắm từ sân nhà, trường học đến công ty.

Tại Nhật Bản với phong tục đặc sắc ở đây mọi người sẽ viết điều ước lên các mảnh giấy nhỏ hình chữ nhật với 5 ngũ sắc tượng trưng trong ngũ hành (màu xanh lục, hồng, vàng, trắng và đen) sau đó treo chúng lên cành tre, đôi lúc kèm vật trang trí đến ngày nay vẫn được lưu truyền.

Sau khi kết thúc lễ hội, nhưng cây tre với những mãnh giấy và đồ trang trí sẽ được đưa lên thuyền thả trôi trên sông hoặc đem đi đốt. Đặc biệt, các cặp đôi yêu nhau sẽ rủ đến đền thờ Thần đạo Shinto (神社) cầu nguyện được trọn đời bên nhau, những ai còn cô đơn sẽ cầu nguyện sẽ tìm được ý trung nhân.

Mì soumen lạnh trong lễ hội thất tịch tại Nhật Bản

Mì soumen lạnh sợi nhỏ có đường kính khoảng 1,3mm là món ăn đặc biệt trong ngày lễ Tanabata, bởi người dân Nhật Bản quan niệm rằng những sợi mì soumen này giống những sợi tơ mà tiên Nữ Orihime đã dệt trong những ngày chờ chàng Hikoboshi.

Hi vọng với những thông tin về lễ thất tịch (Lễ hội Tanabata) của Nhật Bản sẽ giúp thực tập sinh, người việt đi xuất khẩu lao động nhật hay khách du lịch đến đây vào thời gian này được trải nghiệm lễ hội độc đáo với những món ăn đặc biệt ấn tượng mà chỉ có ở xứ sở Hoa Anh Đào. Chúc các bạn có một mùa lễ hội thật thú vị!

Nguồn: duhocdieuduongnhatban.net Tổng hợp

Facebook Comments Box