Trà Đạo là một nét văn hóa độc đáo được hình thành từ rất lâu đời tại Nhật Bản, để thưởng thức trà đạo là cả một nghệ thuật được lồng ghép trong đó.
Nghệ thuật thưởng thức trà đạo Nhật Bản
Nguồn gốc Trà Đạo của Nhật Bản theo ghi chép thì được bắt nguồn từ một người thiền sư Esai (1141 – 1215 ) sau khi qua Trung quốc tham vấn đạo trở về, Esai có mang về Nhật một số hạt trà từ đất nước Trung quốc và về trồng ở sân chùa tại Kyoto Nhật Bản. Bằng việc kết hợp với nhiều thú vui khi thưởng thức một chén trà, Esai đã viết một cuốn sách với tiêu đề ” Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký ” – (Kissa Yojoki).
Trà Đạo Nhật Bản mang trong mình sự thanh khiết
Từ đó, với sự cải tiến liên tục không ngừng nghỉ kết hợp với các giáo lý Phật giáo để nâng cao nghệ thuật thưởng thức trà đạo, tách trà đã được người dân xứ Phù Tang đưa vào cuộc sống của chính mình như một nét văn hóa của Nhật Bản mà không đâu có, đó chính là Trà Đạo ( Chado ). Và, Trà Đạo với hình thức tỉ mỉ, chi tiết từ việc chuẩn bi, pha một ấm trà, cho đến việc thưởng thức tách trà, nó đã trở thành một liệu pháp tuyệt vời giúp cho tâm của mỗi người được an trú ở từng giây từng phút hiện tại, trong thiền thì đây chính là phần Định tâm, một trong những phần quan trong giúp đạt đến Tuệ giác trong thiền.
Thưởng thức Trà Đạo là cả một nghệ thuật
Từng tách trà phần nào đó đang góp phần giúp con người nơi đây có được tâm hồn thư thái. Ý được được hành động của bản thân đồng thời thể hiện con người Nhật đang hòa mình vào với thiên nhiên vào với cuộc sống từ chính những chính cái gọi là Trà Đạo này. Trà Đạo gột rửa bộn bề đem lại sự hài hòa thân thiện hơn với cuộc sống, nó mang trong mình sự an lành đến lạ thường.
Văn hóa Trà Đạo được thể hiện qua 4 chữ : Hòa – Kính – Thanh – Tịnh
Mặc dù không thể diễn tả hết được ý nghĩa của 4 chữ trên bằng ngôn từ, nhưng về mặt giải thích, mỗi người chúng ta có thể hiểu như sau: Hòa có nghĩa như sự hài hòa giữa Trà Nhân và Trà Thất, giữa những Trà Nhân với nhau, và giữa Trà Nhân với một số dụng cụ pha trà. Nó như một sợi xích mang trong mình những móc nối tạo nên một mối giây liên kết khăng khít về những hiện hữu tại giây phút hiện tại.
Chữ Kính, chứ kính ngoài mặt chữ là sự tôn kính, kính trọng, hay tôn trọng những Trà Nhân, những sự vật hiện hữu tại giây phút trong hiện tại xung quanh, mà nó còn thể hiện một sự trân trọng, biết ơn. Một nghệ thuật sống của sự khiêm nhường, giảm cái tôi và ngã chấp. Chữ Thanh sẽ được thể hiện rõ hơn. Chữ Thanh cũng là sự thanh khiết, khiết tịnh trong tâm, một cái thâm thánh thiện, hài hòa, khiêm nhường. Và khi mà 3 chữ Hòa – Kính – Thanh đều đạt được đến một mức độ nhất định thì chữ Tịnh sẽ xuất hiện.
4 chữ Hòa – Kính – Thanh – Tịnh ẩn chứa trong từng tách Trà Đạo
Chữ Tịnh, Tịnh ở đây chỉ còn là mặt kết quả, khi tâm ta hoàn toàn được an trú tại giây phút hiện tại, con người sẽ ý thức được từng cử chỉ, hành động, lời nói và mọi sự vật xung quanh. Không còn quá khứ, không tương lai, mọi sự chỉ trong giây phút này, tại đây và ngay bây giờ. Con người sẽ và sắp đạt đến một trạng thái cao về mặt tinh thần và mặt tâm linh. Một sự an lạc và hạnh phúc thực sự khi hội ngộ đủ các yếu tố.
Và thế bốn chữ Hòa – Kính – Thanh – Tịnh như là một trong những thước đo của Trà Nhân để có thể biết được mình đang ở đâu, đang ở vị trí nào trên con đường Trà Đạo.
Chính những giá trị vô cùng độc đáo, đầy giá trị về nhân văn, Trà Đạo không chỉ trở thành một nét văn hóa độc đáo của đất nước Nhật Bản mà mỗi khi các bạn du học sinh sinh viên sang thăm Nhật bản không thể ghé qua các quán Trà Đạo trong thành phố, đồng thời nó còn thể hiện một nét văn hóa đầy tính nhân văn ở cấp độ cao của nền văn hóa Nhật Bản.
Nguồn: duhocdieuduongnhatban.net