SHARE

Nhật Bản được biết đến là một đất nước nổi tiếng có nhiều phong tục văn hóa khác nhau, kể cả đến dùng đũa như thế nào cũng có nhiều quy tắc, bạn đã biết chưa?

Văn hóa dùng đũa của người Nhật Bản, bạn có biết?

Không chỉ là một đất nước có nhiều phong tục văn hóa mà Nhật Bản còn là một quốc gia có nền kinh tế phát triển, đặc biệt là sản xuất các sản phẩm vô cùng tinh tế, tiện dụng và mang tính truyền thống văn hóa Nhật Bản, trong đó không thể bỏ qua sản phẩm đũa Nhật. Hãy cùng tìm hiểu và khám phá những điều thú vị về đũa Nhật cũng như văn hóa dùng đũa của người Nhật nhé các bạn!

Một số thông tin cần biết về đũa Nhật

Nếu so sánh đũa Nhật với đũa của các quốc gia khác trên thế giới, chắc chắn bạn sẽ nhận thấy ngay điều khác biệt, đặc trưng là về hình dáng, đũa Nhật có một đầu hơi hẹp để kẹp chặt thức ăn ở đó.

Đũa Nhật trong Văn hóa Nhật Bản cũng có sự phân chia “vai vế” của các thành viên trong gia đình. Cụ thể:

  • Đũa của bố mẹ sẽ dài hơn của con cái.
  • Đũa của chồng sẽ dài hơn đũa của vợ.
  • Đũa của anh sẽ dài hơn đũa của em.

Hiện nay, đũa Nhật được sản xuất bằng nhiều nguyên liệu khác nhau như: tre, gỗ, sắt, sừng,… Mỗi nguyên liệu có mỗi mùi hương khác nhau và mang một giá trị ý nghĩa khác nhau, được xem như đồ thủ công mỹ nghệ truyền thống.

Tại Nhật Bản, có một số loại đũa được nhiều người ưa chuộng nhất là đũa Wakasanuri, Kisonuri, Edo,…

Văn hóa dùng đũa của người Nhật Bản, bạn có biết?

Người Nhật Bản rất coi trọng các quy tắc không chỉ trong công việc mà kể cả trong lúc dùng bữa, đặc biệt là việc sử dụng đũa trong lúc ăn uống cũng phải luôn thực hiện theo các nguyên tắc nhất định và dần trở thành nền văn hóa mà bắt buộc ai cũng phải thực hiện. Dưới đây là 12 quy tắc trong văn hóa dùng đũa của người Nhật Bản, các bạn hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Quy tắc lấy đũa:  Khi lấy đũa, bạn phải lấy bằng tay phải hoặc nhận đũa phải nhận bằng tay trái và sau đó đổi lại cách cầm đũa bằng tay phải.

2. Quy tắc cầm đũa

  • Chiếc đũa nằm dưới, đặt lên móng tay của ngón áp út và cố định bằng ngón tay cái với ngón trỏ.
  • Chiếc đũa nằm trên, đặt trên ngón tay giữa, di chuyển và gắp thức ăn bằng ngón tay cái với ngón trỏ.
  • Di chuyển nhẹ nhàng khi gắp thức ăn, cố định chiếc đũa nằm dưới và chỉ di chuyển chiếc đũa nằm trên.

Hướng dẫn cầm đũa đúng cách của người Nhật Bản

3. Quy tắc gắp thức ăn: Không dùng ngay những món ăn chung mà hãy dùng những thức ăn đã được chia sẵn và đặt vào đĩa hoặc bát của mình trước khi dùng.

4. Quy tắc gác đũa: Bạn nên gác đũa lên gác đũa nếu không sử dụng.

5. Không dùng đũa đưa qua lại trên đĩa thức ăn: Nếu bạn đang lưỡng lự hoặc suy nghĩ lựa chọn món ăn và không muốn bị xem là “kẻ tham lam” thì tuyệt đối không được dùng đũa của mình đưa qua đưa lại trên các đĩa thức ăn.

6. Không bới móc thức ăn: Nên dùng đũa và gắp thức ăn theo hướng từ trên xuống, không được dùng đũa “bới móc” để tìm kiếm những thứ ngon hoặc thứ mình thích trong đĩa thức ăn.

7. Không liếm đũa: Hành động liếm đũa hoặc cắn đầu đũa đối với người Nhật Bản là một hành động mất vệ sinh. Vì vậy, bạn tuyệt đối không được liếm hoặc cắn đầu đũa nhé!

8. Quy tắc gắp đồ ăn cho người khác: Bạn tuyệt đối hạn chế không được dùng đũa này di chuyển đồ ăn sang đũa nọ vì đây là điều cấm kỵ nhất trong bàn ăn của người Nhật Bản. Thay vào đó, bạn có thể dùng đũa của mình để gắp thức ăn bằng cách gắp vào dĩa hoặc chén của mình để tránh thức ăn rơi ra ngoài nếu muốn gắp đồ ăn cho ai đó.

9. Không dùng đũa như đồ chơi: Hành động “quơ đũa” hoặc giữ chúng trong thời gian dài mà mình không dùng đến trong lúc trò chuyện với người khác được xem là một hành động mất lịch sự. Do đó, bạn nên gác đũa và đặt hai chiếc đũa song song nhau trên gác đũa khi không dùng đến nhé!

10. Không được bắt chéo đũa khi không dùng đến: Theo quan niệm của người Nhật Bản, hành động bắt chéo đôi đũa lên nhau thường tượng trưng đến tang lễ nên tuyệt đối không được bắt chéo đũa lên nhau nếu không dùng đến nhé!

11. Quy tắc khi dùng súp: Bạn không được dùng đũa để khuấy vào súp vì hành động này giống như bạn đang rửa đũa của mình bằng nước súp.

12. Tránh dùng đũa gắp thức ăn đã bị rơi, không cắm đũa vào bát cơm: Không nên đặt đũa thẳng đứng trên bát cơm vì đây giống như một nghi lễ trong đám tang tại Nhật Bản. Bạn nên bỏ bẻ đôi đũa sau khi dùng xong nếu đi picnic, cắm trại,.. để tránh ma quỷ lợi dụng đũa để làm điều xấu, điều ác.

Trên đây là một số thông tin, lưu ý và quy tắc trong văn hóa dùng đũa của người Nhật Bản, nếu bạn có ý định đi du lịch, du học hoặc đi xuất khẩu lao động Nhật Bản thì không nên bỏ qua các chia sẻ trong bài viết này nhé!

Nguồn: duhocdieuduongnhatban.net tổng hợp

Facebook Comments Box